Tìm kiếm: Bếp-lửa
Khác với nhịp điệu cồng chiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, người Mơ Nâm ở Kon Plông (Kon Tum) có cách đánh và hòa âm cồng chiêng rất độc đáo, được phối với loại nhạc cụ truyền thống mà bà con nơi đây gọi là Tà Vẩu.
Lễ hội được tổ chức nhằm tạ ơn các vị Yang, và anh em, bạn bè, buôn làng đã góp công sức, của cải của mình để giúp đỡ gia chủ dựng xong ngôi nhà mới khang trang đẹp đẽ, đồng thời cầu mong các vị Yang che chở cho ngôi nhà được bền lâu, gia đình mạnh khỏe, con cháu sinh ra được trưởng thành, làm ăn gặp nhiều may mắn, mùa màng bội thu…
Mùa Xuân chính là mùa tập trung dày đặc các lễ hội của Tây Nguyên, trong đó có lễ cúng giống lúa.
Nắng rát Lào Cai - Mưa dai Yên Bái” là câu người địa phương vẫn thường hay nói để nói về vùng đất miền núi này. Nhưng những cơn mưa sau Tết Nguyên đán dai dẳng đến mức não nề, buồn chán hóa ra cũng có tác dụng. Khi mưa xuân vừa dứt, nắng chỉ khẽ bừng lên thì Yên Bái đón chào một mùa măng non mà nổi tiếng nhất là măng sặt.
Canh thụt là món ăn truyền thống của người M’Nông được chế biến từ các nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên. Theo người M’Nông, canh thụt có công dụng bồi bổ sức khỏe, trị chướng bụng, đầy hơi, giải rượu, tốt cho mẹ mới sinh, người già sức yếu và những em bé còi xương….
Đối với người Xơ Đăng huyện vùng cao Nam Trà My (Quảng Nam), bếp lửa không chỉ là nơi để đồng bào nấu cơm hàng ngày, nơi để họ sưởi ấm vào những đêm rừng Trường Sơn lạnh giá...
Hoa văn có vai trò quan trọng đối với bộ trang phục truyền thống của người Tà Ôi, Thừa Thiên Thuế. Nó không chỉ đơn thuần là một hình thức trang trí, tạo vẻ đẹp cho bộ trang phục mà thông qua đó chúng ta thấy được đời sống sản xuất, lao động, sinh hoạt, giao lưu văn hóa cũng như quá trình phát triển lịch sử của một tộc người.
Trái chuối hột còn non, thái mỏng, trộn với các loại rau sống, ăn với nộm sứa, gỏi cá để giảm vị tanh và đề phòng tiêu chảy.
Tối 22/2, một vụ án mạng đau lòng, con trai dùng dao nhọn đâm cha ruột đến tử vong đã xảy ra tại thôn kiều, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.
Nem măng đắng được làm từ lá măng thay cho bánh đa nem của người miền xuôi, nhân thịt gà tơ, gà đồi cùng lá hẹ, củ kiệu băm nhỏ đậm chất núi rừng Tây Bắc.
Làng Vũ Đại (hay còn gọi là làng Đại Hoàng), xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, có truyền thống kho cá từ rất lâu đời. Mỗi dịp Tết cổ truyền cận kề, cả làng Vũ Đại lại tất bật với nghề làm cá kho, phục vụ thực khách trong nước và nước ngoài.
Hàng năm, tại các buôn làng của đồng bào dân tộc Xơ Đăng diễn ra rất nhiều các hoạt động văn hóa như lễ hội, lế tế trời đất… trong đó nổi bật nhất là Lễ mừng lúa mới. Với nhiều hoạt động cộng đồng đặc sắc, lễ hội là dịp để bà con tạ ơn trời đất, cầu cho một vụ mùa bội thu, lúa ngô đầy kho, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Tương truyền rằng cây đa Thần Rùa nằm bên đình làng Rùa thuộc địa phận xóm Rùa (xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội) ước chừng đã ngàn năm tuổi.
Ở Lai Châu, người Dao Khâu chủ yếu sống ở huyện vùng cao Sìn Hồ. Cũng giống như các dân tộc khác trên mảnh đất Sìn Hồ, người Dao Khâu coi bếp lửa không đơn thuần chỉ là nơi để nấu đồ ăn thức uống mà còn có một vị trí vai trò quan trọng trong văn hoá tâm linh của đồng bào. Cho đến ngày nay, dù đời sống văn hóa có nhiều thay đổi song việc sử dụng bếp lửa vẫn được người Dao Khâu duy trì như một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình.
Theo truyền thống, khi ngôi nhà Tường trình được làm xong, thì việc đầu tiên của một gia đình người Hà Nhì là rước thần lửa về nhà.
End of content
Không có tin nào tiếp theo