Tìm kiếm: Chính-sách-tài-khóa
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, các giải pháp ngắn hạn cũng phải đặt trong tổng thể dài hạn, gắn với ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững, không nên đưa ra các chính sách giúp phục hồi kinh tế ngắn hạn, trước mắt, nhưng gây bất ổn vĩ mô trong dài hạn.
Tăng tỷ lệ nợ công để có nguồn ngân sách cho kích cầu là cần thiết, từ đó giúp phục hồi kinh tế và tạo đòn bẩy cho tăng trưởng trong thời gian tới.
Kỳ họp bất thường của Quốc hội dự kiến tổ chức vào tháng 12/2021 hoặc đầu tháng 1/2022 để xem xét 5 nội dung quan trọng liên quan đến quốc kế dân sinh, phục hồi KT-XH.
Sau 2 năm đạt mốc kỷ lục 500 tỷ USD thì năm nay, xuất nhập khẩu được dự báo sẽ vượt mốc 600 tỷ USD.
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tổ biên tập tiếp thu, tiếp tục chỉnh sửa và khẩn trương hoàn thiện để sớm trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Ngày 12/11, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 11 năm 2021.
DNVN - Sáng 12/11, trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh giải ngân thấp có nguyên nhân từ thể chế, cụ thể là bất cập từ Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, việc triển khai các gói hỗ trợ có thể làm tăng bội chi 1%, nhưng sẽ giúp giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tất cả những chỉ tiêu đưa ra Bộ đã căn cứ vào tình hình thực tiễn, có tính đến khả năng kiểm soát được dịch bệnh vào quý IV, tức là trong tháng 10 đến tháng 12.
DNVN - Cho rằng dịch COVID-19 có thể kéo dài, Liên minh Minh bạch ngân sách (BTAP) kiến nghị Chính phủ cần xem xét các gói chính sách tài khóa để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp phục hồi sau dịch. Theo đó, cần có phân tích đánh giá kỹ hơn về chi ngân sách nhà nước 2022, nhất là chi hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2021 của nước ta đã có nhiều khởi sắc trên nhiều lĩnh vực: Phòng chống dịch bệnh, nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu, vận tải.
Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 theo tinh thần quản lý rủi ro và đẩy mạnh phục hồi kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội….
Cuộc chiến chống COVID-19 đã làm nhiều doanh nghiệp kiệt sức, do đó cần có những hỗ trợ sớm, kịp thời để “tiếp sức” cho doanh nghiệp. Phóng viên ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp, hiệp hội về vấn đề này.
Ngày 26/10, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo về tổng kết đánh giá công tác điều hành giá quý III/2021, kịch bản điều hành giá quý IV/2021, đầu năm 2022.
Mặc dù đỉnh dịch tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã lắng xuống, nhưng nguy cơ bùng phát dịch tại các địa phương khác trong cả nước vẫn đang hiện hữu, trong khi yêu cầu khôi phục và tạo động lực mới cho phát triển kinh tế đang là vấn đề hết sức cấp bách. Bối cảnh đặc biệt này đòi hỏi Quốc hội, Chính phủ cần có các quyết sách kịp thời và phù hợp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo