Tìm kiếm: Chăn-nuôi-Việt-Nam
EVFTA được thực thi, nhiều người tiêu dùng sẽ được mua các sản phẩm nhập với giá thấp. Điều này đồng nghĩa với việc tạo áp lực cạnh tranh cho hàng hóa sản xuất trong nước.
Sáng nay (13/8), giá lợn hơi ở một số tỉnh miền Bắc được ghi nhận tiếp tục đà giảm.
DNVN - Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, dự án "Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F" không phải là dự án có quy mô quá lớn nhưng rất quan trọng đối với ngành nông nghiệp. Tập đoàn Quế Lâm đang tiên phong phục vụ cho chủ trương một nền nông nghiệp hữu cơ, một nền nông nghiệp tuần hoàn một cách đặc biệt.
Ngành nông nghiệp được dự báo sẽ hưởng lợi lớn nhất khi EVFTA có hiệu lực, song nếu chủ quan, doanh nghiệp Việt không những để tuột mất cơ hội mở rộng thị phần tại EU, mà còn đánh mất "sân nhà" cho hàng EU.
Đến nay, hầu như các giải pháp có thể kiểm soát giá thịt lợn đã được Bộ NN&PTNT thực hiện, song giá không giảm mà đang đứng ở mức rất cao.
DNVN - Tái đàn lợn là một trong những biện pháp nhằm bình ổn giá thịt lợn ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến khắc nghiệt và bất thường của thời tiết, dịch bệnh, cũng như thị trường thêm vào đó có quá nhiều rủi ro xảy đến, nên người nông dân không mấy mặn mà với việc tái đàn lợn ở thời điểm hiện tại.
DNVN - Giá thịt lợn tăng kỷ lục như hiện nay đã tạo áp lực khá lớn lên đời sống của người dân. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho vấn đề này? Trách nhiệm thuộc về Bộ NN & PTNN trong việc quản lý đàn lợn, hay vai trò của Bộ Công thương trong việc phân phối thịt lợn đến tay người tiêu dùng?
Ngày 13/5, đàn lợn giống bố mẹ đầu tiên gồm 250 con nhập khẩu từ Thái Lan đã được đưa về trại cách ly tại xã Cẩm Sơn (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh). Đây là đàn lợn giống do Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam trong năm nay.
Năm 2020, các doanh nghiệp ngành chăn nuôi đăng ký sẽ nhập khẩu 12.000 con lợn giống gốc cụ kỵ, ông bà; tính đến hết ngày 19/4, số lượng lợn giống đã nhập khẩu 3.016 con. Đây là những thông tin tại cuộc họp của Bộ NN&PTNT về “Tăng cường nhập khẩu và tháo gỡ khó khăn trong nhập khẩu lợn giống” vừa được tổ chức.
Việt Nam không thiếu thịt heo nhưng nếu giá tiếp tục "neo" cao, chắc chắn cơ quan chức năng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu. Liệu ngành chăn nuôi heo có cạnh tranh nổi với thịt ngoại hay không.
Các doanh nghiệp chăn nuôi cần xây dựng chuỗi liên kết, hỗ trợ hình thành HTX và tăng liên kết với doanh nghiệp, kiểm soát chất lượng theo chuỗi, đầu tư vào hệ thống phân phối để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Phát triển ngành chăn nuôi trong giai đoạn mới cần gắn với chế biến sâu, đa dạng rổ lương thực, giảm bớt tỷ trọng thịt lợn, thích ứng với nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu.
Mức tăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi giai đoạn 10 năm tới sẽ đạt trung bình 4-5%/năm và phải phát triển theo hướng tập trung và hiện đại hóa.
Thị trường thức ăn chăn nuôi được đánh giá như “miếng bánh ngon” còn nhiều dư địa để khai thác. Tuy nhiên, đến năm 2019, dịch tả lợn châu Phi hoành hành khiến một số “đại gia” ngoại và nội trong ngành chuyển sang phát triển thị trường ngách để thoát khủng hoảng.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành chăn nuôi Việt Nam nhưng cũng đem đến không ít thách thức...
End of content
Không có tin nào tiếp theo