Tìm kiếm: Chủ-nhiệm-văn-phòng-quốc-hội
Tuần cuối của tháng 2 đầy ắp thông tin sôi động của giáo dục, từ vĩ mô như phiên họp của Chính phủ về giáo dục, hay vi mô như chuyện chữ viết của học sinh tiểu học. Tất cả đều đang trong dòng vận động của "đổi mới giáo dục", dù là ý chí của nhà cầm quyền hay sự hối thúc từ cuộc sống.
“Vấn đề quan trọng nhất của việc sửa đổi nằm ở thể chế và con người. Luật tổ chức Quốc hội phải sửa đổi làm sao để có thể phát huy hết năng lực của mỗi ĐBQH” – ĐB Bùi Thị An chia sẻ.
Ông Vũ Mão: "Theo quan điểm của tôi thì phải làm dứt điểm chuyện này trên tinh thần khẩn trương – thận trọng – nghiêm minh – công bằng – minh bạch".
Việc Thủ tướng Chính phủ quy định về việc xử lý kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý là một quyết tâm và bước tiến đáng kể trong công tác phòng chống tham nhũng. Tuy nhiên giữa nói và làm luôn là một khoảng cách nên tôi sẽ chờ xem!
2013 đi qua với muôn vàn khó khăn trong kinh tế và đời sống, hy vọng năm 2014 đến với nhiều điều lạc quan hơn. Đó là suy nghĩ chung của mọi tầng lớp trong xã hội.
2013 đi qua với muôn vàn khó khăn trong kinh tế và đời sống, hy vọng năm 2014 đến với nhiều điều lạc quan hơn. Đó là suy nghĩ chung của mọi tầng lớp trong xã hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, khả năng sửa quy định về lấy phiếu tín nhiệm là khá chắc chắn. Tuy nhiên sửa theo hướng nào thì chưa có thông tin cụ thể.
Nếu không có gì thay đổi, Kỳ họp thứ 7 sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Bao nhiêu ý kiến của nhân dân đã được quan tâm tiếp thu tại bản Hiến pháp mới? Đó là câu hỏi được đặt ra với Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tại cuộc họp báo ngay sau khi kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa 13 kết thúc vào cuối chiều 29/11.
Sáng 25/11, phần thảo luận tại Quốc hội về dự án Luật Xây dựng (sửa đổi) ghi nhận nhiều tiếng nói đáng chú ý từ các đại biểu là doanh nhân, những người đã và đang có nhiều trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực này.
Trong khi vị này quả quyết là chỉ nên chất vấn vị tư lệnh ngành nào đang “có vấn đề”, thì vị khác lại cho rằng cần tạo điều kiện để bộ trưởng nào cũng được đăng đàn.
Dù được đại biểu đề nghị song Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn không được chọn đăng đàn trả lời chất vấn trực tiếp trước Quốc hội tại kỳ họp này.
"Bao giờ cũng vậy, cuối năm Thủ tướng Chính phủ sẽ có báo cáo về những ý kiến của ĐBQH, tập hợp ý kiến qua phần trả lời của các Bộ trưởng thì Thủ tướng sẽ có phát biểu. Sau đó, Thủ tướng có trả lời nếu các vị ĐBQH có ý kiến thêm", ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết.
Bà Nguyễn Thanh Hải - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, qua trao đổi với một số ĐBQH thì thấy rằng, các vấn đề đại biểu cũng như người dân quan tâm đang tập trung ở một số lĩnh vực như: Tòa án, Thông tin và truyền thông, Nội vụ tuyển dụng công chức, Nông nghiệp, Khoa học công nghệ…
"Ở một số quốc gia phát triển, người đưa ra quyết định sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn nếu phạm sai lầm, ngay cả khi quyết định ấy chưa triển khai, nhưng về mặt uy tín chính trị của họ cũng đã suy giảm nghiêm trọng, cho nên quan chức của nhiều nước “từ chức thường xuyên” là vì thế. Còn ở ta, cứ có chuyện xảy ra là đổ lỗi cho nhau, chẳng mấy khi người ta dám đứng ra nhận trách nhiệm". Ông Vũ Mão, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo