Tìm kiếm: Chủ-tịch-Hội-Nông-dân
Những cây hành lá negi phủ một màu xanh mướt với chiều cao từ 60 - 70cm tạo ấn tượng với bất kỳ ai khi đến tham quan mô hình trồng hành negi xuất khẩu của anh Hoàng Minh Tuấn, thôn Kênh Xuyên, xã Đông Xuyên (Tiền Hải). Không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình, mô hình của anh Tuấn còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Sau những lần bấp bênh với các vụ lúa, anh Thật quyết định chuyển hẳn 2,8 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình đa canh; trên bờ trồng cây ăn trái, nông sản ngắn ngày, dưới nước nuôi các loại cá.
Nhờ mô hình nuôi cá lóc trên cát, khoảng 100 hộ dân tại xã bãi ngang Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tìm được hướng phát triển kinh tế thoát nghèo. Mỗi năm 2 vụ cá, trừ chi phí, mỗi hộ cũng thu lãi cả trăm triệu đồng.
“Thật không ngờ chỉ với mấy cái lu mà có thu nhập ổn định, giúp chúng tôi hết nghèo”. Bà Lê Thị Nhung (57 tuổi, thôn Hội Long, xã Xuân Hội, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã nói như vậy về dự án.
Ông Nguyễn Minh Lý, ngụ ấp 1, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nuôi thử nghiệm mô hình nuôi gà ta thả vườn bằng thảo dược. Đây là mô hình chăn nuôi khá độc đáo và mang lại hiệu quả, chất lượng rất tốt cho đàn gà nuôi.
Sau 10 năm làm công nhân, năm 2013, anh Phan Long Giang (SN 1982), ngụ ấp Bùng Binh, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, trở về với quyết tâm làm giàu từ đồng ruộng.
Bằng ý chí và nghị lực, lão nông Nguyễn Ngọc Trị đã xây dựng nên một trang trại tổng hợp trị giá vài tỷ đồng trên vùng đất sỏi đá, khô cằn. Ông là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi ở huyện Bình Sơn và là người tiêu biểu trong việc mạnh dạn đầu tư chăn nuôi những con vật mới, có giá trị kinh tế cao.
Với khát vọng và ý chí của tuổi trẻ, tinh thần dám nghĩ dám làm, anh Nguyễn Vũ Vương (32 tuổi), ở thôn Tham Hội 3, xã Bình Thanh Đông (Bình Sơn) đã vươn lên làm giàu từ mô hình phát triển kinh tế tổng hợp ngay trên đất quê hương mình.
Những năm gần đây, nông dân tại huyện vùng sâu M’Đrắk (Đắk Lắk) đã chuyển đổi nhiều diện tích đất sang trồng cây sả theo hướng thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời liên kết trong sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới giúp nông dân thoát nghèo trên vùng đất khó.
Bằng ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu, nhiều nông dân huyện Đà Bắc đã mạnh dạn học hỏi, tìm tòi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Bà Vũ Thị Hoa, xóm Bình Lý, xã Tu Lý (Đà Bắc) là một trong những điển hình như vậy.
Năng động, dám nghĩ, dám làm, anh Nông Văn Cảm, thôn Khau Ca, xã An Phú (Lục Yên - Yên Bái) đã tìm hiểu và tiên phong trồng thành công chanh tứ mùa.
Với bản tính cần cù, ông Cao Huy Quát, ở buôn M’Liêng 2, xã Đắk Liêng (huyện Lắk) đã vượt khó, vươn lên làm giàu từ chăn nuôi.
Với những ưu điểm vượt trội như: chi phí đầu tư thấp, ít dịch bệnh, không tốn nhiều công chăm sóc, mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình ông Nguyễn Cao Sơn (tổ 7, phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ chủ động chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao như hoa, cây cảnh, nhiều nông dân xã Hồng Việt (Đông Hưng) có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Cảm thấy cuộc sống ở đô thị lớn quá ngột ngạt, Tuấn đã quyết định dứt phố về quê nuôi dế thương phẩm. Quyết định ấy đang giúp Tuấn sống những ngày tháng ngọt ngào.
End of content
Không có tin nào tiếp theo