Tìm kiếm: Cán-Cân-Thương-Mại
DNVN - Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có thặng dư 1,8 tỷ USD trong nửa đầu tháng 3/2019 và tính đến hết ngày 15/3/2019 mức thặng dư lên đến 5,54 tỷ USD.
DNVN - Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 2/2019 thâm hụt 768 triệu USD. Sau 2 tháng đầu năm 2019, cả nước đã nhập siêu 64 triệu USD.
DNVN - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 2/2019 (từ ngày 16/02 đến 28/02/2019) đạt 17,96 tỷ USD, tăng mạnh 69,8% so với kết quả thực hiện trong kỳ 1, do đợt nghỉ Tết Nguyên đán nằm trọn trong nửa đầu tháng 2/2019.
Chính sách kinh tế Trung Quốc sẽ được quyết định qua ba “trận chiến” quan trọng đã được nhắc đến lần đầu tiên năm 2017.
DNVN- Tin từ Tổng cục Hải quan: Tháng 2,tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước ước đạt 30,1 tỷ USD, giảm 30,5% so với tháng trước; trong đó, trị giá xuất khẩu ước đạt 14,6 tỷ USD, giảm 33,9% và trị giá nhập khẩu ước đạt 15,5 tỷ USD, giảm 27,1%.
Hai tháng đầu năm 2019, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 8,1 tỷ USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên có một số tiêu chí như quy mô thị trường, tỷ lệ free-float và cơ chế quản trị doanh nghiệp khiến khối ngoại vẫn “chần chừ” rót vốn.
Với độ mở đã lên tới 200% GDP, nền kinh tế Việt Nam đang trở nên dễ bị tổn thương và rất nhạy cảm với các biến động từ bên ngoài, điển hình là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Do đó, theo chuyên gia SSI, tận dụng giao thương để tăng trưởng nhanh cũng cần đi kèm củng cố nội lực để tăng trưởng bền vững hơn.
Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019. Kết quả phân tích của một số nghiên cứu cho thấy, CPTPP xét về tổng thể là có lợi cho Việt Nam, với kỳ vọng mang lại động lực phát triển mới cho nhiều ngành kinh tế cũng như xuất khẩu.
Xuất khẩu (XK) hàng hoá của Việt Nam năm 2018 đã đạt được những kết quả khá ấn tượng, tạo đà cho mức tăng trưởng khả quan 8-10% trong năm 2019. Tuy nhiên, XK năm 2019 sẽ đối mặt không ít thách thức. Sau 3 năm liên tiếp xuất siêu, nhập siêu dự báo sẽ quay trở lại.
2018 là năm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của ngành Công Thương, khi tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017. Năm 2019, mục tiêu xuất khẩu ngành Công Thương đặt ra 265 tỷ USD.
Dù gặp phải nhiều khó khăn rất lớn trước sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ, các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại..., song, nền xuất khẩu nước ta vẫn đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2018.
DNVN - Thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Úc...
Chiều 17/1, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ đồng chủ trì Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2019 với chủ đề “Củng cố nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững”.
(DNVN) - Người Việt thích mua sắm online nhưng trả bằng tiền mặt, xăng không tăng giá, ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất gửi tiền online để hút khách… là những tin tức đáng chú ý trong bản tin tài chính – kinh doanh hôm nay (16/1).
End of content
Không có tin nào tiếp theo