Tìm kiếm: DN-nhỏ-và-vừa
DNVN - Liên quan đến việc nhiều doanh nghiệp (DN) soạn thư kiến nghị trực tuyến và kêu gọi 5.000 chữ ký "cầu cứu" Chính phủ để vượt qua đại dịch, TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam cho rằng, đây là quyền chính đáng của DN, Chính phủ cần lắng nghe, từ đó xây dựng chính sách phù hợp.
Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 đang khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước dừng hoạt động, mất khả năng thanh khoản. Cộng đồng doanh nghiệp khẩn thiết "kêu cứu" tới Chính phủ, bộ ngành và địa phương có quyết sách hỗ trợ khu vực doanh nghiệp này kịp thời, để vượt qua đại dịch COVID-19.
Đại dịch COVID-19 đang ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, người dân và doanh nghiệp (DN), trong bối cảnh đó, những DN sớm triển khai chuyển đổi số có sức chống chịu tốt hơn. Đồng thời, việc chuyển đổi số giúp DN sẵn sàng thích nghi “sống chung với dịch”, tận dụng cơ hội để bứt phá.
DNVN - Để chuyển đổi số, doanh nghiệp (DN) cần chuẩn bị các nguồn lực số hóa, xác định và loại bỏ các vấn đề tồn đọng, tập trung vào trọng tâm cốt lõi, tránh các "cạm bẫy công nghệ" không phù hợp. Đặc biệt, DN cần hướng tới sản xuất thông minh.
DNVN – Bây giờ chúng ta không hỏi là: “Có chuyển đổi số hay không?” mà là “Chuyển đổi số như thế nào?”. Đó là những chia sẻ của CEO Nguyễn Viết Thanh- Phó Chủ tịch HH DN Thành phố Thanh Hóa, Giám đốc DN Khoa học - Công nghệ Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Công nghệ Tân Thanh Phương trong buổi trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam.
Chống dịch "quá tay" khiến mọi chi phí của doanh nghiệp đều đội lên, cộng với việc phải làm xét nghiệm PCR, test nhanh, khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hoá... khiến nhiều doanh nghiệp muốn quỵ ngã.
Bộ Tài chính đã xây dựng xong dự thảo Nghị quyết của UBTVQH ban hành một số giải pháp thu ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ DN, người dân kinh doanh chịu tác động của dịch COVID-19.
DNVN - Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, loại bỏ những kịch bản chăm sóc khách hàng thủ công, hay nhìn từ kinh nghiệm của thương hiệu Domino Piza... là những gợi ý được các chuyên gia đưa ra cho các doanh nghiệp chuyển đổi số bán hàng và marketing đạt tỷ lệ chốt đơn như kỳ vọng thời đại dịch.
Giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh, thành phố đã ảnh hưởng tới lưu thông hàng hóa, kéo theo sự gián đoạn của các chuỗi cung ứng và tác động trực tiếp tới hoạt động sản xuất công nghiệp.
Chuyển đổi số đang là cuộc chạy đua được nhiều doanh nghiệp quan tâm để giữ và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kể từ khi dịch COVID-19 xảy ra đã khiến quá trình này trở thành yếu tố "sống còn" với đa phần doanh nghiệp. Vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển đổi thế nào trong thời gian qua.
Đại dịch COVID-19 đã và đang khiến nhiều doanh nghiệp (DN) phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động, thậm chí là phải tạm dừng hoạt động. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động, phục hồi sản xuất, kinh doanh, DN buộc phải đầu tư cho khoa học - công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo.
Việc đánh giá mức độ sẵn sàng với chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt giữa đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 là rất cần cần thiết, nhằm tìm ra những “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp "vá lại các vết thương” và có sức bật phục hồi tốt hơn sau đại dịch.
Nghị định 52/2021/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021 được xem là liều thuốc quý giúp DN “hồi sức” trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, các doanh nghiệp (DN) trong nước cần chủ động nắm bắt thời cơ, đầu tư đổi mới công nghệ, các kênh quảng bá, phân phối sản phẩm… Từ đó, hướng tới mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng nội địa.
DNVN - Với đợt bùng phát mới của dịch Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp (DN) đứng trước nhiều khó khăn để có thể gượng dậy và phục hồi. Nhiều DN nhấn mạnh, chỉ duy nhất vaccine ngừa Covid-19 mới cứu được các DN và nền kinh tế. Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng ngoài vaccine y tế, thì cải cách thể chế mới là liều vaccine ngừa Covid-19 tốt nhất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo