Tìm kiếm: Da-giày
Theo VietnamWorks, top 3 các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất nửa đầu năm 2019 thuộc lĩnh vực Sản xuất là: Quy trình/Sản xuất; Cơ khí; Điện/Điện tử. Trong khi đó Dệt may/Da giày có dấu hiệu giảm nhiệt về nhu cầu tuyển dụng khi nằm cuối danh sách top 10 tỷ lệ tăng trưởng trong 5 năm trở lại đây với 63%.
DNVN - Tại Hội nghị người sử dụng lao động quốc gia năm 2019 với chủ đề Đóng góp ý kiến Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức chiều 14/10, tại Hà Nội, đại diện nhiều hiệp hội doanh nghiệp bảo vệ quan điểm nâng trần giờ làm thêm.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa đề xuất tăng thêm 3 ngày nghỉ trong năm. Đề xuất ngay lập tức gây tranh cãi, nhiều doanh nghiệp cho rằng đề xuất chỉ hợp lý khi năng suất lao động tăng thêm.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, sản xuất công nghiệp duy trì được đà tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 9 tăng 10,2% và 9 tháng tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước (quý I tăng 9,2%; quý II tăng 9,5%; quý III tăng 10,2%).
Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, nhà xưởng, cải thiện chất lượng sản phẩm để đáp ứng những tiêu chuẩn mà thị trường các nước có FTA với Việt Nam đưa ra.
Việt Nam là quốc gia sản xuất giày xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng chủ yếu làm gia công cho các thương hiệu lớn, thị trường nội địa bỏ ngỏ cho hàng ngoại chi phối. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giày dép trong nước khoảng 150 triệu đôi/ năm nhưng sản xuất trong nước mới đáp ứng được 40%.
Ngày càng có nhiều mặt hàng XK rơi vào “tầm ngắm” điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại (PVTM) của các thị trường XK lớn, điển hình là Mỹ. Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng cộng với bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung căng thẳng đã và đang đặt ra “bài toán” khó với Việt Nam trong kiểm soát gian lận xuất xứ, chống lẩn tránh thuế.
Nhiều doanh nghiệp kiến nghị Bộ luật Lao động (sửa đổi) nên giữ nguyên quy định làm việc 48 giờ/tuần, cần xem xét về việc nâng mức thời giờ làm thêm tối đa hằng năm từ 200 giờ lên 400 – 500 giờ/năm với các ngành đặc thù.
Những quy định không phù hợp với thời cuộc luôn được xếp vào hàng đầu danh sách phải cắt giảm. Nhưng thực tế không như vậy và nhiều doanh nghiệp đang thực sự vất vả để tuân thủ.
Có đến 85% doanh nghiệp cho biết không thể tuyển được lao động chất lượng cao, theo điều tra của VCCI.
Chiều 13/9, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với các hiệp hội ngành hàng nhằm lắng nghe các kiến nghị về đẩy mạnh phòng chống gian lận thương mại, xuất xứ, đồng thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
Nhiều triển vọng xuất khẩu da giày năm 2019 vượt mốc 22 tỷ USD. Kỳ vọng này xuất phát từ đà tăng lên trong thời gian qua, kết quả trong 7 tháng và các yếu tố tác động trong thời gian còn lại của năm 2019.
Theo tổ chức IFC, một thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới, trong 3 năm qua, chương trình cải thiện hiệu quả tài nguyên Việt Nam đã hỗ trợ 82 nhà máy dệt may và da giày đầu tư vào các biện pháp sử dụng tài nguyên hiệu quả, giúp tiết kiệm trung bình được 30 triệu USD/năm nhờ tiết giảm sử dụng nước, năng lượng và hóa chất.
DNVN - Doanh nghiệp Trung Quốc có thể thông đồng với một số doanh nghiệp trong nước đưa hàng vào Việt Nam rồi tìm cách xuất khẩu sang Mỹ. Đây là điều rất nguy hiểm, tạo cớ cho Mỹ đánh thuế bổ sung đối với hàng hóa của Việt Nam như vụ thép và nhôm.
Với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình gần 7%/năm, dân số gần 100 triệu người, Việt Nam được dự báo sẽ là thị trường đầy tiềm năng cho các công ty của Hoa Kỳ hoạt động trên tất cả các lĩnh vực như văn hóa, y tế, giáo dục, viễn thông, hàng không, phân phối bán lẻ, nông nghiệp hay ở các lĩnh vực mới như kinh tế số, năng lượng tái tạo….
End of content
Không có tin nào tiếp theo