Tìm kiếm: Doanh-nghiệp-địa-ốc
Bán sỉ với giá thỏa thuận được dự báo sẽ là xu hướng phổ biến với các dự án bất động sản đã hoàn thiện khi sức ép hàng tồn kho tiếp tục tăng cao.
Đánh giá về tình hình kinh doanh của từng ngành, ông Huỳnh Văn Minh, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho hay, dệt may là ngành phát tín hiệu khả quan nhất trong 6 tháng đầu năm. Các đơn hàng gia công tương đối dồi dào. Còn bất động sản và thủy sản vẫn còn nhiều khó khăn.
Từ ngày mai (1/6), gói tín dụng 30.000 tỷ đồng sẽ bắt đầu giải ngân vào bất động sản, trong đó doanh nghiệp địa ốc được phép tiếp cận tối đa 9.000 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự lo ngại, băn khoăn bởi từ chính sách đến thực tế bao giờ cũng có một khoảng cách khá xa.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành thông tư quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP, theo đó, trong gói 30.000 tỉ đồng dự kiến giải ngân sẽ có 9.000 tỉ đồng (30%) dành cho doanh nghiệp bất động sản (BĐS) với lãi suất 6%/năm.
Với quan điểm bất cứ một người dân, một doanh nghiệp hay một ngành nghề gặp khó khăn, Nhà nước cũng phải hỗ trợ, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng không thể để bất động sản rơi tự do hay tự phát triển.
Doanh nghiệp chờ chính sách mới, khách hàng chờ giá giảm thêm, nhà đầu tư chờ thị trường khởi sắc mới trở lại.... làm địa ốc vốn khó khăn càng thêm trì trệ.
Đây là một điều khá lạ, bởi thị trường đang ngày càng khó khăn, thời điểm hồi phục dự kiến phải mất nhiều năm. Thế nên, với việc không ít doanh nghiệp vẫn mong muốn “sa chân” vào bất động sản, càng khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi việc kêu lỗ của doanh nghiệp địa ốc trong thời gian qua nhằm mục đích gì?
Thông tin Công ty địa ốc Hoàng Quân (HQC) chính thức mua lại một phần dự án khu nhà ở cán bộ công nhân viên Nam Hiệp Thành tại khu đô thị mới Phú Mỹ (huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu) đã gây chú ý trên thị trường bất động sản tuần qua.
Thay vì e ngại, né tránh mỗi khi phải nhắc đến hai từ giảm giá, nay, nhiều chủ đầu tư bất động sản tại Hà Nội đã công khai giảm giá bán căn hộ, không còn che giấu những khó khăn chồng chất và lượng căn hộ tồn kho có nguy cơ ngày một tăng cao.
Theo CBRE Việt Nam, TP.Hồ Chí Minh còn hơn 28.000 căn hộ đã chào bán trên thị trường nhưng chưa có chủ sở hữu và phải mất 5 năm nữa mới có thể vượt qua tình trạng thừa cung.
“Nhăm nhe” số kiều hối trị giá cả tỷ USD đổ về Việt Nam vào thời điểm cuối năm như thông lệ, hàng loạt dự án bất động sản khu vực phía Nam đang khởi động dù thị trường trong nước rất ảm đạm.
Với mục tiêu thà gom bạc cắc nhưng ổn định còn hơn chôn vốn thất thu, các doanh nghiệp địa ốc đang đổi chiến thuật kinh doanh nhà cho thuê hoặc chỉ bán căn hộ giá rẻ.
Cơn sốt chung cư 10 triệu đồng của dự án Đại Thanh khiến không ít doanh nghiệp choáng váng, nhất là với chủ dự án chung cư mini. Họ đành sử dựng giải pháp tình thế: cho thuê, kiếm được đồng nào hay đồng đó.
Trước những lùm xùm kiện tụng về các vấn đề liên quan đến dịch vụ nhà cao tầng thời gian gần đây, doanh nghiệp địa ốc đã đưa ra một chiêu bán hàng mới là “bán nhà, kèm dịch vụ”.
Đợt giảm giá sốc của chung cư Đại Thanh là cú hích buộc các doanh nghiệp thuộc hàng đại gia cũng lao vào cuộc chiến giành giật khách hàng, bằng cách tăng khuyến mãi, chiết khấu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo