Tìm kiếm: GDP-tăng

Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Bùi Sỹ Lợi khi tham gia phiên họp thẩm tra báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ do Ủy ban Kinh tế tổ chức mới đây, đã nhấn mạnh rằng ông rất băn khoăn về số liệu khi nhìn vào hệ thống chỉ tiêu được nêu tại báo cáo này.
Với mức tăng trưởng GDP quý I chỉ đạt 4,89%, cộng thêm những dự báo không thuận về tình hình kinh tế - xã hội trong các tháng tới, nhiều chuyên gia kinh tế đã đưa ra lời cảnh báo về khả năng tăng trưởng kinh tế thấp, thậm chí khó đạt mục tiêu đề ra cho năm 2013.
Đó là khuyến nghị được các chuyên gia kinh tế đưa ra trong buổi công bố báo cáo triển vọng phát triển Châu Á 2013 (ADO) sáng 9.4 tại Hà Nội. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, Việt Nam cần tiếp tục cải cách mạnh mẽ. Tiến trình cải cách chậm, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, sẽ kéo lùi tốc độ tăng trưởng và ảnh hưởng không chỉ đối với dài hạn mà cả với trung hạn .
“Ở trong nước, chúng ta đang dự thảo Nghị quyết về hội nhập quốc tế, không chỉ về kinh tế mà cả chính trị, an ninh...”, TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói và nhấn mạnh thêm rằng, nếu Việt Nam “quyết” hội nhập thì cơ hội mở ra rất lớn, nhưng thách thức cũng không hề nhỏ. Nhất là khi “gió độc” dường như đang mạnh hơn “gió lành”.
Kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi quy luật GDP quý I tăng trưởng thấp do đầu tư thấp, gây áp lực cho những quý còn lại trong năm. Để xóa bỏ quy luật này, theo TS. Trần Kim Chung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), phải đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư công, ngay từ những tháng đầu năm.
Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam là thị trường trái phiếu phát triển nhanh nhất trong số các quốc gia mới nổi ở khu vực Đông Á trong năm 2012. Mức tăng trưởng thị trường trái phiếu của Việt Nam năm 2012 là 42,7% so với cuối năm 2011. Để tiếp tục nuôi dưỡng nguồn vốn này, góp phần đảm bảo chi tiêu công, cân đối thu chi ngân sách, Việt Nam cần có cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đánh giá sau 25 năm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có mặt tại Việt Nam (1987-2013), những người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận khu vực FDI đã có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Tất nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại cần sớm được khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
Nợ xấu được ví như cục máu đông” đang gây ra nhiều hệ lụy nặng nề cho nền kinh tế. Trong mọi giai đoạn, kể cả thời kỳ bao cấp đều xảy ra tình trạng nợ xấu. Tuy nhiên chưa bao giờ nợ xấu lại trở nên nghiêm trọng như hiện nay. Điều đáng nói là, cho dù nhiều lần được cảnh báo từ các năm trước, nợ xấu không những không giảm mà còn tăng mạnh.

End of content

Không có tin nào tiếp theo