Tìm kiếm: Giá-lúa
Chiều 15-4, cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) đã công bố Việt Nam trúng thầu bán cho nước này 800.000 tấn gạo, trong cuộc mở thầu sáng cùng ngày.
Chúng ta xác định lúa gạo là vấn đề chiến lược và đã có nhiều chính sách tốt; song khi mà nhiều quốc gia dùng gạo đã có những điều chỉnh quan trọng về chính sách, thì VN cũng phải nghĩ đến một “hệ điều hành” mới sao cho vẫn giữ vững nguyên tắc “hai bảo đảm” - an ninh lương thực quốc gia và nâng cao thu nhập cho người trồng lúa - đồng thời bổ sung tính linh hoạt.
Lãi suất cho vay nông nghiệp hạ xuống 8%/năm, đặc biệt cho vay tạm trữ lúa gạo chỉ còn 7%/năm được đánh giá là rất kịp thời, tạo thêm động lực sản xuất cho nông dân và doanh nghiệp nông nghiệp.
Cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngang bằng Campuchia, Lào. Riêng tham nhũng và gánh nặng quy định pháp luật, Việt Nam bị đánh giá là hơn 2 nước này.
Ngày 15-3 tại trụ sở Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì hội nghị về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Hơn một tuần nay, khi vụ đông xuân vào thời kỳ thu hoạch rộ, giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đã rớt từ 200- 500 đồng/kg. Thương lái thì bỏ hợp đồng, bội tín.
Nói thị trường khó khăn các doanh nghiệp sẽ hạ giá thu mua gạo từ nông dân xuống, thu nhập của nông dân sẽ bị ảnh hưởng.
Ông Trần Công Thắng, Trưởng Bộ môn Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách phát triển, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn (IPSARD) cho biết, cách đây 2 năm Viện đã dự báo Campuchia sẽ là một trong những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong việc xuất khẩu gạo.
Trong nỗ lực đẩy nhanh tốc độ giải phóng kho dự trữ gạo, ngày 13/2, Bộ Thương mại Thái Lan đã chào bán 220.000 tấn gạo theo hình thức đấu giá. Điều này có thể tạo thêm sức ép lên gạo Việt khi mà mới đây Philippines cũng cho phép các tư thương nhập khẩu 163.000 tấn gạo trong năm nay, trong đó gần 2/3 số gạo nhập của Thái Lan.
Doanh nghiệp VN chưa thể cạnh tranh được với đối thủ nước ngoài. Nếu không “lột xác”, thay đổi tư duy và hành động, sẽ không thể bơi ra biển lớn, đặc biệt khi một loạt hiệp định về thương mại, kinh tế sẽ được ký kết trong thời gian tới.
Dự kiến năm 2014 Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 6,5 – 7 triệu tấn gạo. Muốn đạt con số này, phải tiếp tục tập trung vào thị trường Trung Quốc cả chính ngạch và tiểu ngạch.
Nhiều nông dân ở phía Bắc tính toán, làm một sào lúa sau khi trừ hết chi phí mỗi tháng họ nhận được khoản lợi nhuận từ 50.000-80.000 đồng, tương đương với hai bát phở ở thành phố. Trong khi đó, 3kg lúa thu mua tại ĐBSCL chưa bằng giá 1kg ốc bươu vàng bán cho Trung Quốc, nông dân tại các vựa lúa ĐBSCL phải ôm nợ hàng trăm tỷ vì lúa gạo.
Trang tin Giá gạo Toàn cầu (oryza.com) vừa đưa tin, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên cao hơn giá gạo của Thái Lan.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần qua tăng mạnh nhờ hợp đồng bán 500.000 tấn gạo cho Philippines. Cùng với đó, giá lúa gạo tại thị trường nội địa cũng bật tăng.
Việt Nam vẫn có thể sản xuất ra được những giống lúa chất lượng cao, giá phải chăng nhưng lợi ích nhóm khiến gạo Trung Quốc vẫn tràn lan thị trường. Cũng vì lợi ích nhóm, những doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính, đột nhiên bị tố sai phạm. Tiền hỗ trợ mua tạm trữ lúa gạo cũng làm nông dân khổ hơn, càng làm càng lỗ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo