Tìm kiếm: Giám-sát-tài-chính
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa công bố bản báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam tháng 11 và 11 tháng năm 2012, trong đó đưa ra một số nhận định đáng chú ý về kinh tế vĩ mô.
Việc công khai lãi suất cho vay đáng lẽ ra phải làm từ lâu để làm minh bạch hơn hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đang né tránh hoặc “ém nhẹm” vấn đề này.
Trong điều kiện bình thường của nền kinh tế, vòng quay tiền trung bình vào khoảng 2,5 lần/năm, nay giảm xuống chỉ còn 1 lần/năm, thậm chí chỉ xấp xỉ 0,9 lần.
Sáng 27/11, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới dự và phát biểu khai mạc Hội nghị ổn định tài chính khu vực Đông Á với chủ đề “Khuôn khổ ổn định và giám sát tài chính trong môi trường nhiều biến động.”
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, năm tới, nhìn chung tình hình kinh tế sẽ tốt hơn so với năm 2012. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng có ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Sở hữu chéo trong các ngân hàng có độ rủi ro cao, là mối nguy lớn cho nền kinh tế, TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nhận định.
“Nếu khu vực dân doanh không tiếp cận được vốn thì nền kinh tế sẽ là một nền kinh tế lệ thuộc. Có thời kỳ chúng ta duy trì lãi suất huy động vốn chỉ 7%-8% và cho vay 10%-11%/năm, nên hướng tới trong năm 2013 chỉ nên duy trì ở mức này”.
Đây là nhận định của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế tại Diễn đàn Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2012 ngày 23.11 tại Hà Nội do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Cơ quan Hợp tác kỹ thuật Đức (GIZ) tổ chức.
Từ 26 đến 28/11, Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ phối hợp tổ chức Hội nghị “Khuôn khổ ổn định tài chính và vai trò của giám sát tài chính trong môi trường nhiều biến động”.
Mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, xây dựng nền tảng vững chắc hơn… phải xuyên suốt trong 10 năm tới.
Những tháng cuối cùng của năm 2012, nhiều thành tựu đã được công bố như: lạm phát được kiềm chế, lãi suất cho vay đã giảm, tỷ giá ổn định, xuất khẩu tăng 18,9%..., nhưng tuyệt nhiên không có nhiều thông tin về nợ xấu đã được giải quyết đến đâu.
Nhiều ý kiến tỏ ra sốt ruột vì ngân hàng vẫn chưa trình được phương án xử lý nợ xấu.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia mới đây đã đưa ra khuyến cáo: Nếu như trước ngày 25/11/2012 Ngân hàng nhà nước không có chỉ đạo cụ thể tới từng ngân hàng về việc huy động vàng thì rất có thể chính các ngân hàng này sẽ gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản.
Về nguyên tắc, các ngân hàng vẫn phải tất toán vàng đúng hạn quy định, hạn chót là 25/11, song Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét điều chỉnh với một vài ngân hàng quá khó khăn để đảm bảo thanh khoản, đồng thời tránh tác động tiêu cực cho thị trường.
Muốn mạch tín dụng được thông thoáng thì cần phải “nạo vét” quá trình sở hữu chéo, Ngân hàng Nhà nước có thể đưa ra một số giải pháp tình thế xử lý nợ xấu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo