Tìm kiếm: Giảm-giá-xăng

Sau khi điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi các mặt hàng xăng dầu lần đầu vào ngày 06/12 vừa qua, Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil) mới đây đã có đề xuất điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng này lần thứ hai, đồng thời giữ nguyên giá bán lẻ và mức trích quỹ bình ổn như hiện tại.
Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, Nghị định 83 (thay thế Nghị định 84) về kinh doanh xăng dầu là bước tiến mới trong việc đưa giá xăng dầu sát hơn với giá thị trường. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 83 có hiệu lực (1/11/2014) đến nay, giá xăng dầu trong nước chỉ được điều chỉnh giảm nhỏ giọt và mức giá hiện nay vẫn cao hơn nhiều so với các nước.
Chỉ một số doanh nghiệp vận tải giảm giá cước khoảng 2% - 10%, phần lớn còn lại vẫn kìm giá. Riêng giá hàng hóa chỉ biến động theo lượng hàng về chợ nhiều hay ít
Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Lê Thị Loan cho biết, sau các đợt xăng dầu giảm giá, sở này cùng Sở GTVT yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh vận tải giảm giá cước. Đến nay gần 30 doanh nghiệp đến Sở Tài chính nộp hồ sơ giảm giá cước theo yêu cầu.
Giá xăng dầu trong nước ngày 7/11 đã được điều chỉnh giảm 950 đồng/lít. Đây là lần giảm thứ 9 của giá xăng dầu trong nước. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, từ đầu năm tới nay, giá xăng dầu đã liên tục được điều chỉnh giảm và mức giảm này đã cao hơn tổng mức tăng giá.
Từ 11 giờ ngày 7/11, giá xăng trong nước giảm lần thứ 9 kể từ đầu năm đến nay. Nghịch lý là ở chỗ, xăng tăng thì đồng lọat các chi phí dịch vụ khác đều tăng cho tương xứng nhưng khi giá xăng giảm mạnh, hầu hết các dịch vụ đều “giậm chân tại chỗ”.

End of content

Không có tin nào tiếp theo