Tìm kiếm: HTX-Sản-xuất
Để nâng cao tính cạnh tranh, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, các làng nghề tại tỉnh Nghệ An đã dần chuyển sang mô hình kinh tế hợp tác. Điển hình như HTX Hương trầm Hà Loan (thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu) mỗi năm thu về 500 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20 - 25 lao động, với mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.
Trồng nấm hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao, rất có tiềm năng phát triển nhằm giải quyết bài toán nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Theo đó, mô hình trồng nấm của HTX sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận (huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho bà con ở làng nghề gạch ngói thủ công phát huy hiệu quả.
Thấy được hiệu quả kinh tế mang lại, vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên - địa phương được coi là “đất nhãn”, đã cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây vải trứng, từ đó mang lại thu nhập cao cho người dân.
Từ khi thành lập HTX Nông nghiệp sạch Nam Vũ, 20 hộ dân trong xã Liên Mạc (Thanh Hà, Hải Dương) không còn phải đau đáu nỗi lo đầu ra của trái ổi, thu nhập tăng thêm 10-15%.
Bằng kinh nghiệm hơn 16 năm làm thuê ở những đồn điền trồng rau hữu cơ tại Đài Loan (Trung Quốc) cùng với quyết tâm "dám nghĩ, dám làm", bà Đặng Thị Cuối - Giám đốc HTX Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý đã trở thành một nữ tỷ phú nông dân của quê hương Đan Phượng (Hà Nội).
Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP gắn với an toàn lao động (ATLĐ) trong sản xuất đang giúp HTX nấm Vĩnh Ngọc (Nha Trang, Khánh Hòa) đảm bảo lợi ích, thu nhập ổn định, nâng cao sức khỏe cho thành viên, người lao động.
Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã chuyển đổi từ đất cấy lúa, trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu có liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, nhiều hộ vươn lên làm giàu.
Nhờ sự nỗ lực trong phát triển sản xuất, chú trọng khoa học – kỹ thuật và an toàn lao động (ATLĐ), tháng 6/2019, bưởi da xanh - sản phẩm nông sản chủ lực của huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể.
Xác định để người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có việc làm ổn định, có thu nhập và vươn lên thoát nghèo, Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX các tỉnh, thành phố đã tăng cường tư vấn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực cho thành viên.
Báo cáo nhanh về tình hình ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tại 30/63 tỉnh/thành phố, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trong tổng số 5.060 HTX có 25 HTX tạm dừng hoạt động (0,5%) và 5 HTX giảm quy mô hoặc thu hẹp sản xuất kinh doanh (0,09%).
Người làng khác từng phủ nhận Hương Canh là gốm cổ. Nhưng bằng chứng là ngôi đền thờ tổ nghề giữa làng với đôi câu đối cổ là bằng chứng xác thực.
Năm 2019, hệ thống Liên minh HTX Việt Nam đã triển khai xây dựng 63 mô hình HTX sản xuất kinh doanh gắn với chuỗi giá trị, hỗ trợ 24 HTX phát triển sản xuất với tổng kinh phí thực hiện 47,819 tỷ đồng.
DNVN – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành quyết định Công nhận và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2019 cho 19 sản phẩm, bộ sản phẩm, của 18 đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
DNVN - Ngày 26/12, Tuần lễ quảng bá và diễn đàn kết nối cung cầu trong sản xuất, tiêu thụ mãng cầu và nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Tây Ninh 2019 đã chính thức khai mạc tại siêu thị Big C An Lạc, TP. Hồ Chí Minh.
Những năm qua, tỉnh Hưng Yên chủ trương mở rộng vùng cây ăn quả chủ lực theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ nhằm thay đổi tư duy, trình độ và cách thức tổ chức sản xuất của nông dân, tạo ra sản phẩm chất lượng, hình thành vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, đảm bảo lợi ích cao về kinh tế, môi trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo