Tìm kiếm: Hiệp-hội-bất-động-sản
Hà Nội có chủ trương ngừng cấp phép xây dựng nhà thương mại mới trong năm 2013, khiến nhiều chủ dự án xin chuyển sang nhà xã hội để được hưởng nhiều ưu đãi. Cuộc đua giữa các chủ đầu tư ngày một gay gắt.
Việc các chủ đầu tư dự án bất động sản thu tiền góp vốn rồi không thực hiện triển khai xây dựng khiến không ít nhà đầu tư đang đặt ra câu hỏi lớn, đó là chủ đầu tư đem tiền đi đâu?
Sự ra đời của quỹ đầu tư BĐS sẽ giúp tăng nguồn vốn, tăng tính thanh khoản cho thị trường BĐS. Tăng tính cạnh tranh của DN kinh doanh trong lĩnh vực BĐS, bởi theo quy định của quỹ đầu tư BĐS thì BĐS phải là nhà, công trình xây dựng đã hoàn thành, hoặc đang trong quá trình xây dựng đúng tiến độ và đã có khách hàng tiềm năng...
Doanh nghiệp bán căn hộ nằm trong các dự án thương mại bị ế để làm quỹ nhà tái định cư được hưởng lợi nhuận 10%. Để quá trình mua bán nhanh hơn, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước nên để doanh nghiệp được tự thỏa thuận.
Các chuyên gia kinh tế nhận định: Mặc dù kinh tế năm 2013 vẫn còn nhiều thách thức, song vẫn có nhiều cơ hội để tái cơ cấu DN, lành mạnh hóa thị trường, hướng đến mục tiêu phát triển dài hạn.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến cá nhân, tổ chức về dự thảo thông tư quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ - CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ. Nguồn vốn dự kiến cho chương trình này là 30.000 tỷ đồng. Vậy, dòng vốn đã khơi thông chưa?
Thị trường nhà đất sau thời phát triển hoàng kim đến nay, ngoài con số hàng tồn kho khổng lồ thì “vấn nạn” sổ hồng cũng khiến các nhà quản lý đô thị đau đầu để giải quyết.
Chuyên gia tư vấn về lĩnh vực tài chính ngân hàng Phạm Nam Kim hiện đang sinh sống ở Thụy Sỹ cho rằng: Việt Nam chưa nên nghĩ đến việc đánh thuế thu nhập trên tiền lãi gửi ngân hàng.
Trao đổi về việc thu thuế tiền gửi tiết kiệm nhằm giải cứu thị trường bất động sản, Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây dựng Hà Nội, cho rằng chẳng khác gì lấy tiền của người nghèo cứu người giàu.
Đã ăn đậm với giá nhà đất cao trong những năm trước, nay khó khăn thì được giải cứu lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng nhưng dường như chưa thỏa lòng tham. Các đại gia bất động sản còn muốn đánh thuế gửi tiền tiết kiệm nhằm dồn dòng vốn này sang nhà đất.
Theo đánh giá của các chuyên gia, với một đề xuất thể hiện sự mù quáng của một nhóm lợi ích trong xã hội khi mong muốn dòng tiền chảy khỏi hệ thống ngân hàng thì sẽ rất khó được thông qua.
Mới đây, tại phiên họp Chính phủ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, dù công ty quản lý tài sản chưa ra đời nhưng bằng các biện pháp trong thời gian qua, nợ xấu đã giảm được 2%. Nghĩa là nợ xấu đã giảm từ khoảng 8% xuống 6%.
Thay vì phải nộp hết tiền sử dụng đất 1 lần, Nhà nước có thể cho phép người mua nhà được nộp nhiều lần, trong một thời gian dài. Nhờ đó, giá nhà sẽ hạ thấp hơn nhiều, nguồn cầu bất động sản sẽ tăng cao hơn.
Chính phủ đưa ra các giải pháp “cứu” bất động sản là dựa trên thực tế và ý kiến của rất nhiều bên liên quan chứ hoàn toàn không phải là để cứu một bộ phận “người giàu”. Khẳng định trên được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều tối ngày 29/1.
Cho phép đầu tư nhà ở thương mại có quy mô từ 25m2 trở lên đối với các dự án đang xây dựng dở dang để giải quyết hàng tồn; lãi suất cho vay cần tiếp tục giảm về 8-10%/năm, vì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệp bất động sản hiện nay rất thấp; cho phép mua lại các công trình dở dang của doanh nghiệp để làm trụ sở các Bộ, ngành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo