Tìm kiếm: Hiệp-hội-ngành-hàng

DNVN – Trước bối cảnh dịch COVID-19 trên địa bàn đang từng bước được kiểm soát, tỉnh Bình Dương triển khai mô hình "3 xanh", "3 tại chỗ linh hoạt", với kỳ vọng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng chi phí để duy trì duy trì sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho người lao động.
Từ những tác động nặng nề của đại dịch COVID-19 đến ngành hàng nông lâm thủy sản thì việc xem xét, đề xuất thêm các chính sách để hỗ trợ cho việc tiêu thụ, xuất khẩu nông sản là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Điều này được ví như “liều thuốc” để đối phó với các bất trắc từ đại dịch.
Việc chậm mở cửa nền kinh tế, đưa hoạt động sản xuất quay trở lại bình thường như cách chuyển từ mục tiêu "zero COVID-19" sang "sống chung" với COVID-19 không chỉ giúp doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi mà còn giúp đất nước không mất đi những cơ hội về đầu tư, về đơn hàng và bắt kịp đà phục hồi của thế giới.
DNVN – Dưới tác động của dịch bệnh COVID-19 đã làm cho hoạt động sản xuất, thu hoạch, lưu thông, tiêu thụ nông sản tại nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, COVID-19 cũng làm đứt gãy các chuỗi sản xuất, gây ùn ứ nông sản ở nhiều nơi. Từ đó, làm cho tình hình xuất khẩu nông sản của nước ta gặp nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.
DNVN - Đại diện 11 Hiệp hội kiến nghị một loạt chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH) để cứu doanh nghiệp như: Dùng quỹ BHXH để chi trả lương cho người lao động tạm ngừng việc, đi cách ly, dùng quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí test COVID-19 cho doanh nghiệp. Cũng như miễn, giảm phí BHXH cho doanh nghiệp trong thời gian đại dịch phải ngừng hoạt động.
DNVN - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản đang vào vụ thu hoạch nhưng khó tiêu thụ do COVID-19, UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị các bộ, ngành, địa phương tạo điều điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, thương lái thu mua, phân phối nông sản và phương tiện vận chuyển.
DNVN - Theo các hiệp hội ngành hàng, hầu hết doanh nghiệp hội viên đều sử dụng nhiều lao động nên chi phí rất lớn. Nay doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng (3 tại chỗ) hoặc dừng sản xuất, nhưng các chi phí liên quan vẫn giữ nguyên, lương ngừng việc của người lao động vẫn phải trả, khiến khó khăn chồng chất, khó trụ vững dài ngày.
DNVN - Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, việc nhập khẩu một số mặt hàng chiến lược tăng rất mạnh trong khi những mặt hàng này trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó, một số mặt hàng trong nước có nhu cầu lớn nhưng lại được xuất khẩu nhiều, làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu và mặt bằng giá cả trong nước.
Vấn đề tiêm vaccine phòng chống COVID-19, gỡ vướng lưu thông hàng hóa, các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp... là những nội dung được báo chí quan tâm, đặt nhiều câu hỏi tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7 chiều 11/8.

End of content

Không có tin nào tiếp theo