Tìm kiếm: Lễ-vật
Văn khấn Thần Tài là điều không thể thiếu trong nghi lễ cúng ngày vía Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng.
Sau kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất 2018, các công ty, cửa hàng rất coi trọng làm lễ khai trương đầu năm mới. Theo quan niệm xưa, nếu có một ngày khai trương, mở hàng đầu năm may mắn thì cả năm sẽ làm ăn thuận buồm xuôi gió, an khang thịnh vượng.
Phong tục tang ma của người Lô Lô không chỉ mang tính chất tín ngưỡng, mà hàm chứa giá trị văn hóa, thể hiện đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ và tinh thần cộng đồng làng bản.
Nhiều người dân cho rằng, mua vàng trong ngày lễ Thần Tài để được may mắn, nhưng có nhất thiết phải mua vàng?
Đồng bào người Tày, Nùng thường làm lễ cúng Thổ công vào mùng 2 Tết, đây cũng là phong tục tập quán bao đời của người dân xứ Lạng.
Văn hóa Mường là một nền văn hóa đã sớm khẳng định bản sắc riêng, qua lối sống, nếp sống và phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống. Trong đó tục cưới xin của người Mường ở Hòa Bình là một nét văn hóa đặc sắc, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát triển gia đình, dòng tộc dân tộc Mường qua hàng nghìn năm lịch sử.
Đi ăn trộm lấy may, gội đầu bằng nước gạo chua, niêm phong đồ đạc bằng giấy vàng bạc… là những phong tục lạ kỳ của đồng bào vùng cao khi đón năm mới đến.
Trong một năm, người Hà Nhì có nhiều lễ tết quan trọng như: Gia Tho Tho (Tết Nguyên đán), Già Ma Gio (lễ cúng rừng), Tết Khu Già Già còn gọi là Khô Già Già (lễ cầu mùa)... Tết Khu Già Già với ý nghĩa cầu mùa là Tết điển hình của dân tộc Hà Nhì.
Tục thờ cúng Thổ công là nét sinh hoạt tín ngưỡng của người Nùng. Thổ công là vị thần đất cai quản mảnh đất mà dân bản sinh sống. Khi đến một khu đất mới để lập bản, việc trước tiên của đồng bào Nùng là lập Miếu thờ Thổ công. Việc thờ cúng Thổ công còn mang ý nghĩa tưởng nhớ những người đầu tiên đã có công khai làng, lập bản.
Trong cộng đồng các dân tộc vùng Trường Sơn - Tây Nguyên người H'rê có truyền thống làm lúa nước, nên các sinh hoạt tín ngưỡng đều gắn vào chu kỳ vòng đời của cây lúa. Từ xa xưa, người H'rê tin rằng vạn vật đều có thần, nên người H'rê thường tổ chức các nghi thức cúng đầu năm để cầu mong các thần linh che chở, xua đi xui xẻo, dịch bệnh, cho vụ mùa được tươi tốt, con người được bình an trong cuộc sống.
Lễ mừng cơm mới (hay còn gọi là lễ mừng lúa mới) là một phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc sống trên dải Trường Sơn. Với tộc người Giẻ Triêng, lễ mừng cơm mới là một trong những lễ hội tiêu biểu, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc bản địa.
Những phong tục trong đêm giao thừa đã có có từ bao đời nay của người Việt với ý nghĩa mang lại may mắn, hạnh phúc, an lành cho năm mới sắp đến.
Phong tục cúng tất niên thường diễn ra ở thời điểm năm cũ sắp qua đi và chuẩn bị đón chào những ngày đầu năm mới, các gia đình tại Việt Nam thường tổ chức một bữa cơm cuối năm kèm theo đó là một mâm lễ cúng tổ tiên gọi là lễ tất niên. Thông thường lễ tất niên được tiến hành vào chiều 30 tết hoặc 29, 28, 27 Âm lịch.
Hàng năm, tại các buôn làng của đồng bào dân tộc Xơ Đăng diễn ra rất nhiều các hoạt động văn hóa như lễ hội, lế tế trời đất… trong đó nổi bật nhất là Lễ mừng lúa mới. Với nhiều hoạt động cộng đồng đặc sắc, lễ hội là dịp để bà con tạ ơn trời đất, cầu cho một vụ mùa bội thu, lúa ngô đầy kho, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Theo quan niệm truyền thống của người Lô Lô, tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình lớn lên thì con cháu phải tổ chức thờ cúng khi họ qua đời.
End of content
Không có tin nào tiếp theo