Tìm kiếm: Mô-Hình-Chăn-Nuôi

Với mong muốn làm giàu trên vùng đất quê hương, sau nhiều năm học hỏi kinh nghiệm, anh Nguyễn Cao Cường ở khu Giáp Xuân, xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê đã mạnh dạn vay vốn xây dựng trang trại phát triển kinh tế, làm giàu từ mô hình nuôi gia cầm gà, ngan tại địa phương.
Nhờ biết phát huy lợi thế vốn có, hàng trăm hộ ở huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành HTX, mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng cây ăn quả và dịch vụ đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhiều địa phương không có hộ nào thuộc diện nghèo, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm trên 50%.
Trước đây, gia đình ông Nguyễn Tài Vàng (ở tổ 6, thôn 2, xã Ea Kao, TP. Buôn Ma Thuột) chỉ nuôi giống gà ta thả vườn. Qua xem chương trình “Nhà nông làm giàu” trên truyền hình giới thiệu về một số trang trại nuôi gà lôi (còn gọi là gà tây) hiệu quả, ông Vàng quyết định nuôi thêm gà lôi.
Hà Lâu (Tiên Yên - Quảng Ninh) là một trong những xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn và được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo diện 135. Nắm bắt được điều này, thời gian qua, xã đã tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội với mong muốn đưa xã thoát nghèo trong thời gian không xa.
Sau 70 ngày, 30.000 con gà được nuôi trong điều kiện nhiệt độ mát mẻ, được nghe nhạc thường xuyên đã mang về cho anh Phan Thanh Cẩn 250 triệu đồng tiền lãi. Sau 2 đợt thả nuôi thắng lớn, anh Cẩn tiếp tục thả nuôi đợt thứ 3 với quyết tâm kiếm tiền tỷ mỗi năm từ mô hình chăn nuôi gà khép kín.
Ở Trung Quốc, có người sẵn sàng bỏ 1,7 tỷ đồng mua 1 con lợn treo trên xà nhà hơn 30 năm đã bốc mùi hôi thối về ăn. Còn ở Việt Nam, nhiều người bỏ vài triệu đồng chỉ để sở hữu một con chuột về nuôi chơi.
Rời ghế nhà trường phổ thông, chàng thanh niên người dân tộc Mường - Lê Văn Hán, ở xã Quang Hiến, huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa) chọn cho mình con đường vào công ty chăn nuôi làm việc. Sau nhiều năm lăn lộn với thương trường, anh đã quyết định quay về quê lập nghiệp bằng mô hình chăn nuôi gà dưới đệm lót sinh học.
Những năm gần đây tại các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang, nhiều bà con nông dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là mô hình trồng cam sành trên đất phèn của anh Huỳnh Công Chánh, 48 tuổi, ở ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, được đánh giá là mô hình hiệu quả.

End of content

Không có tin nào tiếp theo