Tìm kiếm: Ngành-tôm

Do tác động kéo dài của dịch COVID-19 đợt 4 nên hiện nay, nhiều lĩnh vực xuất khẩu chủ lực dường như đã trễ nhịp so với cơ hội thị trường khi mà nhu cầu hàng hóa trên thế giới đang trong xu hướng phục hồi trở lại. Do đó, tăng trưởng xuất khẩu trong các tháng cuối năm sẽ phụ thuộc rất lớn vào kết quả của việc kiểm soát dịch bệnh.
Một số doanh nghiệp (DN) lớn trong nước đang tỏ ra lạc quan khi kỳ vọng gia tăng doanh thu, lợi nhuận trở trong năm nay với xu hướng sản xuất kinh doanh ngày càng tốt lên. Tuy nhiên, với các DN vừa và nhỏ, dường như vẫn đang chật vật để duy trì hoạt động, rất cần tiếp tục tái cấu trúc.
Việc nâng giá trị nông thuỷ sản thông qua chế biến sâu được kỳ vọng có bước chuyển biến mới trong năm nay. Đồng thời, báo hiệu một giai đoạn mới đầy lạc quan khi một loạt dự án nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu tập trung vừa đi vào hoạt động hoặc đang gấp rút xây dựng.
Vừa trải qua một năm cực kỳ sóng gió do tác động từ dịch COVID-19, tuy nhiên ngành thủy sản vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới, gắn với việc xây dựng thương hiệu con tôm, con cá Việt Nam... trên bản đồ thế giới.
Ngành thủy sản Việt đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 12 tỷ USD/năm trong 5 năm tới. Ngoài cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do mang lại, ngành thủy sản đang cần những giải pháp căn cơ để đạt được mục tiêu này trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn là một thách thức lớn.
Các doanh nghiệp thủy sản cần tiếp tục hướng đến sản xuất sạch hơn để thoát khỏi rủi ro “cấm cửa” từ quốc gia nhập khẩu, như bài học từ việc Ảrập Xê út đã 2 năm nay áp dụng lệnh tạm ngừng nhập khẩu thủy sản Việt và mới chỉ cho phép 12 doanh nghiệp Việt được xuất khẩu trở lại một số mặt hàng thủy sản đánh bắt.

End of content

Không có tin nào tiếp theo