Tìm kiếm: Nghị-định-153
DNVN - Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng phân khúc bất động sản (BĐS) nhà ở, khu công nghiệp sẽ phục hồi từ quý 4/2022 nhờ sự nới hạn mức (room) tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải giữ vững sự ổn định trong sự bất định; giữ vững thế chủ động trong sự bị động.
Các doanh nghiệp bất động sản đang gánh con số nợ sắp phải đáo hạn ở mức cao.
Ngân hàng Nhà nước chính thức nới room tín dụng là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản (BĐS). Tuy nhiên, trước thực tế tỷ lệ nới room không lớn, doanh nghiệp BĐS cần chủ động xây dựng các phương án thích ứng lâu dài.
DNVN - Theo TS Lê Xuân Nghĩa- thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, một bộ phận lớn doanh nghiệp bất động sản (BĐS) có thể đối diện nguy cơ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), tạo rủi ro khá lớn cho toàn bộ thị trường bất động sản và thị trường tài chính.
Tháng 7 vừa qua, quy mô giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã giảm tới 65% so với cùng kỳ năm trước. Nếu so với tháng 6 gần nhất, giá trị cũng sụt giảm gần một nửa.
Với những hành lang pháp lý đang dần hoàn thiện, trái phiếu hay cổ phiếu đang là kênh đầu tư chuyên nghiệp tạo ra nhiều cơ hội trong dài hạn cho người dân và doanh nghiệp.
Nhiều chuyên gia khuyến nghị cần hạn chế tâm lý đầu cơ ở thời điểm này bởi kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn.
Nếu được phát triển đúng hướng, thị trường trái phiếu sẽ là một động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Các doanh nghiệp BĐS kỳ vọng nửa cuối năm nay, dòng vốn tín dụng cho BĐS sẽ được khơi thông trước chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS), thời gian qua các doanh nghiệp đang cảm thấy sức ép rất lớn, nhất là việc rất khó tiếp cận nguồn vốn, nếu việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) cứ tiếp tục bị “siết chặt” lại thì đó là tín hiệu không tốt cho thị trường BĐS, một trong những trụ cột của nền kinh tế.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ lo lắng khi thị trường chứng khoán hiện quá bất thường và đặt vấn đề "sự không ổn định như thế thì thấy có yên tâm không"?
DNVN - Toạ đàm "Kiểm soát nguồn vốn vào bất động sản (BĐS) - Chính sách và tác động” sáng 11/5, nhiều đại biểu đã đưa ra kiến nghị: Việc kiểm soát nguồn vốn vào khu vực này nên có lộ trình, có rà soát. Không nên thực thi chính sách siết nguồn vốn vào BĐS theo kiểu “giật cục” và “đánh đồng”.
Theo số liệu báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) của Bộ Xây dựng, trong quý I/2022 tỷ lệ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp (DN) đầu tư kinh doanh BĐS vẫn dẫn đầu các nhóm ngành, nhưng thực tế thị trường này đang tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ngày 29/4, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có công văn yêu cầu các công ty chứng khoán tuân thủ các quy định liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo