Tìm kiếm: Nuôi-trồng-thủy-sản

Bắc Giang là một trong những tỉnh chú trọng đến vấn đề phát triển kinh tế tập thể nhằm giúp người dân định hướng và phát triển sản xuất bài bản, thực hiện liên kết với doanh nghiệp bao tiêu hàng hóa đáp ứng nhu cầu chế biến, xuất khẩu.
Bằng nguồn vốn đầu tư của Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Quảng Trị, huyện Vĩnh Linh đã xây dựng mô hình nuôi cá lóc đầu nhím (cá lóc thuần chủng) tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành. Đây là mô hình được Sở KH&CN đánh giá thành công và tiếp tục đầu tư nhân rộng để khai thác tốt thế mạnh nuôi cá nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh.
Mô hình nuôi cá lồng bè trên biển tại xã đảo Tiên Hải (thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) đang phát triển mạnh và mang lại hiệu quả vượt trội nhờ phương thức sản xuất an toàn, hiện đại, chủ động trong ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, mở rộng thị trường.
Nghề nuôi trồng thủy sản an toàn theo hướng hàng hóa đang mang lại lợi ích lớn về kinh tế, an toàn lao động (ATLĐ) cho người dân huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái). Kể từ năm 2019, huyện sẽ đẩy mạnh liên kết doanh nghiệp, HTX, nông dân để mở rộng quy mô, nâng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường.
Hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng, huyện Mường La (Sơn La) những năm qua đã và đang đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước hình thành các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa.
Triển khai từ năm 2016, mô hình nuôi cá nước lạnh của HTX Nông nghiệp vùng cao Phong Thổ (Căng Há, Phong Thổ, Lai Châu) đã phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có. Đến nay, mô hình đã được phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP, ưu tiên những giá trị về chất lượng, an toàn lao động (ATLĐ), nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

End of content

Không có tin nào tiếp theo