Tìm kiếm: Thu-hút-FDI
Dù bối cảnh kinh tế thế giới và đại dịch COVID-19 còn nhiều bất định, những thành tựu và kinh nghiệm quan trọng trong năm 2020 giúp Việt Nam bước vào năm 2021 với khá nhiều sự lạc quan. Tuy vậy, đại dịch COVID-19 cũng là một lời “cảnh tỉnh” quan trọng để Việt Nam lưu tâm hơn tới các cải cách đủ chất lượng cho phát triển bền vững.
DNVN - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo kịch bản 1, và 6,46% trong kịch bản 2. Giới chuyên gia cho rằng, dự báo của CIEM là khá thận trọng bởi nhiều nguyên nhân, đồng thời đưa ra cảnh báo không nên quá chủ quan, tự mãn.
DNVN - Để cải thiện môi trường đầu tư, TP.HCM yêu cầu các sở, ngành nhanh chóng xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh. Đồng thời, phải tổ chức đối thoại giữa chính quyền các cấp với doanh nghiệp định kỳ hàng quý để kịp thời lắng nghe, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, lấy doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả cải cách hành chính.
DNVN - Theo đánh giá của ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, các nhãn hàng xa xỉ quan tâm tới thị trường Việt Nam nhưng một trong vài vấn đề chính của họ là xác định mặt bằng phù hợp. Việc tìm kiếm mặt bằng tiếp tục là thách thức không nhỏ đối với các nhãn hàng lớn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp.
Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp phải thay đổi với tốc độ nhanh, linh hoạt hơn trước. Có như vậy, nền kinh tế Việt Nam mới vượt qua được thách thức và nắm bắt cơ hội.
Hiện đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu, tiếp đó là Trung Quốc.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, 9 tháng đầu năm 2020, ước tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đã đạt 21,2 tỷ USD.
Dịch COVID-19 đã khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sụt giảm do nhiều nhà đầu tư nước ngoài tạm dừng để đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế chia sẻ: Dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ không giảm mạnh nhưng cần thay đổi cách triển khai để thu hút được các dòng vốn chất lượng...
Trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát tốt, Việt Nam đang có lợi thế rất lớn thu hút chuỗi cung ứng toàn cầu từ các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu….
Theo Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), Nhật Bản luôn là một trong những quốc gia đầu tư lớn vào Việt Nam về cả số lượng dự án và tổng vốn đầu tư.
Đại diện Bộ KH&ĐT khẳng định: Việt Nam không hề "ngồi yên", thụ động chờ các tập đoàn lớn trên thế giới mà chúng ta đã nghiên cứu chính sách ưu đãi của các nước, từ đó tìm ra những giải pháp cạnh tranh hơn cho mình trong cuộc đua thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/8/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 19,54 tỷ USD, bằng 86,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam kiến nghị giải pháp hỗ trợ DN tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA.
Đây là thông tin rất đáng chú ý được đưa ra bởi ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện Văn phòng Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội.
DNVN - Tại hội nghị Sơ kết công tác thông tin - truyền thông 6 tháng đầu năm và xác định phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 diễn ra sáng 6/7, Bộ trưởng BộTT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có bài phát biểu nêu những định hướng và khát vọng cho toàn ngành TT&TT.
End of content
Không có tin nào tiếp theo