Tìm kiếm: Trưởng-ban-pháp-chế

Doanh nghiệp phàn nàn nhiều khi kiến nghị của mình cứ phải "đi cả vòng" vẫn chưa được giải quyết khiến chính họ cảm thấy chán không còn muốn "kêu". Trong thời gian tới, nhiệm vụ của các bộ ngành, địa phương vẫn là làm sao tháo gỡ nhanh nhất những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải, tránh giải quyết theo kiểu định kỳ.
Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52 về thương mại điện tử đang bị đánh giá là tạo thêm nhiều thủ tục phiền hà cho các doanh nghiệp. Trong khi Bộ Công Thương cho rằng, mục đích là để cân bằng lợi ích của các bên tham gia, minh bạch thông tin hàng hóa.
Theo báo cáo từ Ban Chỉ đạo 389, trong quý III/2020, các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 63.110 vụ việc vi phạm, thu nộp Nhà nước 4.386,9 tỷ đồng; khởi tố 369 vụ (tăng 14% so với cùng kỳ). Đây là những con số không hề nhỏ trong bối cảnh nạn hàng giả, hàng nhái vẫn đang làm "đau đầu" các nhà sản xuất.
DNVN – Sáng nay 8/7, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Đà Nẵng Phan Thanh Long đã giải trình sau khi lãnh đạo 2 Sở Công thương và KH-ĐT phản ứng về thông tin, số liệu mà Ban này nêu trong báo cáo thẩm tra trình bày trước kỳ họp HĐND TP đang diễn ra. Tuy nhiên giải trình của ông Long đã bị Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng “dập tắt”!
DNVN - Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Đà Nẵng cho biết, qua khảo sát mức độ hài lòng đối với dịch vụ hành chính công của TP cho thấy, tỷ lệ công dân, tổ chức không hài lòng do phải tốn chi phí không chính thức, do thái độ phục vụ, hướng dẫn tại bộ phận tiếp nhận, do phải đi lại nhiều lần, thời gian trả không đúng quy định còn tương đối cao.
DNVN - Xem xét mức độ tốn kém thời gian và chi phí ở mỗi khâu khi làm các thủ tục hành chính (TTHC) cho thấy "khai báo thông tin hồ sơ trên Cổng Một cửa quốc gia là khâu ít tốn kém cho DN nhất. Trong khi đó, khâu "tiếp nhận và giải quyết hồ sơ" thuộc trách nhiệm của các bộ, ngành vẫn là khâu gây tốn kém thời gian và chi phí cho DN nhiều hơn cả.
DNVN - Đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề đến kinh tế Việt Nam, các chuỗi đứt gãy trong cung – cầu của các nền kinh tế thế giới, sự đóng băng của các nước khiến nước ta gặp ít nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia đã có những đánh giá nhận diện về điểm nghẽn phát triển kinh tế Việt Nam hậu Covid-19.
Hiện nay, Việt Nam có 700.000 doanh nghiệp, tính trung bình 1 doanh nghiệp giúp đỡ và kèm cặp cho 2 doanh nghiệp nhỏ, hay còn gọi là startup thì 3 năm sau, tổng số doanh nghiệp có thể tăng lên 1,5 triệu doanh nghiệp. Chỉ có con đường này mới giúp số lượng, chất lượng doanh nghiệp Việt Nam tăng lên.

End of content

Không có tin nào tiếp theo