Tìm kiếm: Tăng-trưởng-xuất-khẩu
DNVN - Từ bài học thành công về xây dựng và phát triển thị trường sầu riêng Ri6 sôi động tại Australia, Thương vụ Việt Nam tại Australia đã chính thức triển khai Chương trình xây dựng hương hiệu chanh leo Việt Nam với việc lần đầu tiên tiếp thị 2 tấn chanh leo cấp đông nguyên quả.
Bộ Công Thương dự báo, năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam sẽ đạt từ 640 - 645 tỷ USD và cán cân thương mại duy trì ở mức xuất siêu nhẹ. Đây là nhưng nỗ lực của doanh nghiệp sau quá trình vượt qua những khó khăn từ tác động của dịch COVID-19 để duy trì và phục hồi sản xuất.
Sau 2 năm đạt mốc kỷ lục 500 tỷ USD thì năm nay, xuất nhập khẩu được dự báo sẽ vượt mốc 600 tỷ USD.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hoan nghênh các nỗ lực của APEC trong duy trì đà hợp tác của khu vực, đẩy lùi đại dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Tháng 10 và 10 tháng năm nay, kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của kinh tế Việt Nam tiếp tục được bảo đảm, lạm phát ở mức thấp.
DNVN - Dự kiến có hiệu lực đầu năm 2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng trở thành xung lực mới cho nền kinh tế và các doanh nghiệp (DN) Việt Nam để có thể phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, RCEP cũng mang đến những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và DN nói riêng.
Tính đến ngày 2/11, Ban thư ký ASEAN đã nhận được văn kiện phê chuẩn/chấp thuận (IOR/A) từ 6 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, cũng như từ 4 quốc gia ký kết khác gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản và New Zealand.
Hoạt động xuất khẩu gặp thuận lợi khi Việt Nam đang khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do, nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm.
Qua nửa đầu tháng 10, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đã đạt hơn 500 tỷ USD. Bộ Công Thương dự báo, mốc kỷ lục 600 tỷ USD có thể đạt được vào cuối năm nay.
DNVN - Ông Terence Jones, Quyền Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP cho rằng, tác động kinh tế của COVID-19 lớn hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt là ở Đông Nam Á, Nam Á và Châu Phi. Ở Đông Nam Á, các quốc gia lệ thuộc nhiều vào du lịch như Thái Lan, Malaysia và Philippines đã bị ảnh hưởng nặng nề do bị hạn chế đi lại.
DNVN - Các thị trường xuất khẩu chính phục hồi rõ nét, việc tận dụng ưu đãi mở cửa thị trường từ các FTA mới và giá xuất khẩu hàng hóa tăng được cho là 3 nguyên nhân chính khiến xuất khẩu Việt Nam giữ được đà tăng trưởng trong 8 tháng đầu năm 2021 bất chấp đại dịch COVID-19.
Trung Quốc ngày 16/9 thông báo, nước này đã đệ đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại EU có xu hướng hồi phục trở lại, cùng những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ Hiệp định EVFTA... sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này.
Trên cơ sở tình hình xuất khẩu những tháng đầu năm, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát, hoạt động sản xuất khôi phục trở lại, theo Bộ Công Thương, xuất khẩu năm 2021 ước đạt khoảng 313 tỷ USD, tăng khoảng 10,7% so với năm 2020, vượt mục tiêu Chính phủ giao (4 - 5%) và vượt mục tiêu Kế hoạch đề ra của Bộ Công Thương (4 - 5%).
DNVN - Nhóm nghiên cứu của các hiệp hội gỗ và Tổ chức Forest Trends đã đưa ra 2 kịch bản xuất khẩu ngành gỗ trong những tháng còn lại của năm 2021. Từ tháng 7/2021 các trung tâm chế biến gỗ lớn như Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bình Định bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 bùng phát.
End of content
Không có tin nào tiếp theo