Tìm kiếm: Võ-nguyên-giáp
Sau Lễ truy điệu, linh cữu Đại tướng được di chuyển dọc theo các tuyến phố Lê Thánh Tông - Tràng Tiền - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu (qua nhà riêng Đại tướng làm lễ theo nghi thức tâm linh truyền thống), qua lăng Bác. Sau đó, đoàn xe tiếp tục đi theo đường Kim Mã - Cầu Giấy - cầu Thăng Long ra sân bay Nội Bài.
Lúc 7h30 sáng 12/10, tại Hà Nội, Lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Nhà tang lễ quốc gia số 5 Trần Thánh Tông chính thức cử hành.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giành lại trọn vẹn độc lập quốc gia và thống nhất Tổ quốc. Đại tướng là một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một thiên tài quân sự, một anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn.
Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho rằng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hóa thân từ Nhân Tướng thành Thánh Tướng khi từ giã cõi đời này.
Từ Vũng Chùa - xã Quảng Đông, nơi gần nhất ở đất liền, chỉ cần hơn 20 phút đi thuyền.
Ông Phan Đăng Long - Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết: "Chúng ta đều biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người có công lao rất lớn với dân tộc, tài năng và đức độ của bác đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam và được cả thế giới thán phục. Tôi tin là tại phiên họp của HĐNT TP Hà Nội tháng 12 tới đây sẽ thông qua đường mang tên Đại tướng".
“Bộ Tổng tư lệnh nhiệt liệt khen ngợi thành tích rà phá thuỷ lôi, thông luồng, thông tuyến, phục vụ có hiệu quả giao thông vận tải đường biển của Lực lượng bảo đảm hàng hải. Mong các đồng chí nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, lập nhiều chiến công và thành tích hơn nữa, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” - di bút của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi ông tới thăm cán bộ, chiến sĩ bảo đảm hàng hải tháng 12.1972.
Tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cán bộ, chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 càng thêm quyết tâm, vững tay súng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Sau lễ truy điệu, linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được đưa về Quảng Bình bằng máy bay và an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch).
Hãng thông tấn Prensa Latina, Đài truyền hình Cuba và nhiều hãng tin lớn của Cuba đều đăng bài tiếc thương "người bạn lớn của Cuba", Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Người Mường Phăng không biết ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu ở đâu, nhưng đồng bào tin rằng, nơi đây, tại Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn ấm hơi Đại tướng…
“Vẫn biết rằng đời người ai rồi cũng phải kinh qua cái quy luật: Sinh - lão - bệnh - tử, nhưng khi nghe tin Đại tướng đã về cõi vĩnh hằng, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng xúc động và nhớ thương khôn xiết. Đại tướng ra đi đã để lại niềm tiếc thương không chỉ cho nhiều thế hệ người Việt Nam mà còn cho tất cả nhưng ai yêu quý Đại tướng và yêu chuộng hòa bình trên trái đất này”.
"Trong 1.559 ngày ông ở viện, có nhiều lần ông trở bệnh nặng nhưng rất may mắn là những lần ấy đã điều trị cho ông thành công. Dù nhiều lần ông trải qua những giây phút rất nguy hiểm nhưng ông tỉnh táo đến giây phút cuối cùng”.
Cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng - Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã đưa ông lên tầm cao của các danh tướng thế giới.
GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ: “Những dòng người xếp hàng dài trên phố vào viếng Đại tướng suốt mấy ngày nay cho thấy nhân dân rất công minh, lịch sử rất công bằng. Người có công với nước, có đức với dân như Đại tướng Võ Nguyên Giáp xưa nay đều được dân chúng ngưỡng mộ, lịch sử lưu danh”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo