Tìm kiếm: Xử-lý-nợ-xấu

Tại Kỳ họp thứ 8 này, Quốc hội sẽ thảo luận về Báo cáo giám sát tái cơ cấu nền kinh tế do Ủy ban Kinh tế chủ trì thực hiện và sau đó sẽ ra một Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này. Bên cạnh đó, Ban Kinh tế Trung ương cũng chuẩn bị một Báo cáo về “tình hình thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2011-2014” trình lên Bộ Chính trị.
Không đồng tình với đề xuất sử dụng ngân sách để xử lý nợ xấu của DNNN, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho rằng, nguồn lực eo hẹp như hiện nay nên được tập trung vào một đầu mối để sử dụng cho hiệu quả.
Tại buổi làm việc giữa Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh với NHNN chi nhánh TP. Hồ Chí Minh vừa diễn ra chiều 13/10, hầu hết các ngân hàng đều cho rằng, mặc dù rất tích cực tiếp xúc nhưng “do các doanh nghiệp (DN) không có nhu cầu vay vốn” nên tỷ lệ tăng trưởng tín dụng vào khối khách hàng này chiếm tỷ lệ thấp.
NHNN tiếp tục tạo môi trường thông thoáng, đặc biệt là cơ sở pháp lý cho việc xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hướng trao quyền chủ động nhiều hơn cho VAMC và các TCTD trong việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đi đôi với việc tăng cường tính minh bạch, công khai trong bán, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm.
Ngày 9/10, trong buổi làm việc cuối cùng của phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2015. Đây là những nội dung trọng tâm về KT-XH trong chương trình kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XIII tới đây.

End of content

Không có tin nào tiếp theo