Tìm kiếm: Xuất-khẩu-vải-thiều

Việc vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang là sản phẩm đầu tiên chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác. Từ đây cũng cho thấy vai trò của sở hữu trí tuệ, vốn được coi là công cụ hỗ trợ cho các sản phẩm Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh, xuất khẩu.
DNVN - Theo Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, trong ngày 19/6, 1 tấn vải thiều tươi đầu tiên đã xuất đi Nhật Bản bằng đường hàng không. Gần 4 tấn vải còn lại (trong tổng số 5 tấn của ngày 18/6) sẽ đi bằng đường biển. Dự kiến khoảng gần 200 tấn vải thiều tươi sẽ xuất khẩu thành công vào thị trường này trong năm nay.
DNVN - Vùng đất vải Lục Ngạn, Bắc Giang năm nay hứa hẹn được mùa vải bội thu. Dự báo sản lượng vải tại Lục Ngạn năm nay đạt trên 85.000 tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 18.000 - 20.000 tấn, vải chính vụ trên 65.000 tấn. Để giúp nông dân tiêu thụ vải trong tình hình xuất khẩu còn khó khăn, chính quyền huyện Lục Ngạn đã vào cuộc từ rất sớm.
Ngày 8/6, Saigon Co.op cho biết, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương) đạt chuẩn VietGAP hoặc chứng nhận trái cây an toàn đã có mặt tại gần 1.000 điểm bán của Saigon Co.op trên toàn quốc, lượng tiêu thụ tăng hơn 20% so với mùa vụ năm ngoái.
DNVN - Đến Lục Ngạn, Bắc Giang những ngày cuối tháng 5 đầu tháng 6, lúc thời tiết miền Bắc đang nóng đỉnh điểm cũng là thời điểm vùng vải thiều lớn nhất Bắc Bộ nhộn nhịp không khí thu hoạch vải vụ sớm. Tỉnh Bắc Giang đã làm thủ tục đón hơn 300 thương nhân Trung Quốc sang Lục Ngạn mua vải, đảm bảo các biện pháp phòng dịch Covid-19.
DNVN - Tại Hội nghị trực tuyến Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Bắc Giang năm 2020 sáng 06/6, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cũng như đại diện nhiều tập đoàn, chợ đầu mối, hiệp hội hoa quả trong và ngoài nước đều cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất hỗ trợ người trồng vải, DN, thương nhân trong và ngoài nước thu hoạch và tiêu thụ vải thiều.

End of content

Không có tin nào tiếp theo