Tìm kiếm: bảo-hiểm-nông-nghiệp

Nghị định 41/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã góp phần khơi thông nguồn vốn và thúc đẩy đầu tư tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn (NNNT), góp phần tháo gỡ khó khăn về cơ chế tín dụng cho cả người đi vay và ngân hàng. Qua 3 năm triển khai, Nghị định 41 bắt đầu bộc lộ những điểm chưa phù hợp với thực tế.
Bảo hiểm nông nghiệp là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm bảo hiểm những rủi ro cho người dân trong sản xuất nông nghiệp. Không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên thế giới, BHNN đều có sự tài trợ rất đắc lực của Nhà nước, vì vậy nếu Nhà nước không hỗ trợ thì việc tham gia bảo hiểm của nông dân còn gặp nhiều khó khăn.
Hàng loạt vụ tranh chấp, khiếu kiện về đền bù bảo hiểm thủy sản phát sinh thời gian gần đây khiến doanh nghiệp thực hiện thí điểm bảo hiểm như ngồi trên đống lửa, do bị lỗ nặng, chưa biết tiến hay lùi. Trong khi đó, người nuôi tôm hụt hẫng vì mất chỗ dựa.
Năm 2012 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với những hậu quả của khủng hoảng tài chính, nợ công châu Âu và những bất ổn vĩ mô trong nội tại nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP ở mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn: tín dụng bị thắt chặt, hàng tồn kho tăng cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sút. Nợ xấu của ngân hàng trở thành mối quan ngại lớn của nền kinh tế, thị trường bất động sản
Việt Nam là nước hứng chịu nhiều rủi ro do thiên tai gây ra. Để có nguồn lực tài chính chủ động nhằm ứng phó với những rủi ro này, nhiều ý tưởng được đưa ra tại Hội thảo “Đối phó với rủi ro ở quy mô quốc gia” do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) phối hợp với Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia (Vina Re) và Công ty Tái bảo hiểm Thụy Sỹ (Swiss Re) đồng tổ chức chiều 20-3.

End of content

Không có tin nào tiếp theo