Tìm kiếm: cá-tra-Việt-Nam
DNVN – Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 tháng đầu năm nay, tổng khối lượng nhập khẩu cá tra đông lạnh của Mỹ tăng 8%; tổng giá trị nhập khẩu tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam hiện đang là nguồn cung chủ yếu, chiếm tới 89,5% tổng lượng nhập khẩu cá da trơn của Mỹ.
DNVN - Thêm 100 ca mắc COVID-19 mới; đầu tuần thị trường chứng khoán giảm mạnh; hơn 6.000 người đăng ký thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine phòng COVID-19 Nano Covax của Việt Nam; Nghệ An tạm dừng các hoạt động thiết yếu tại nhiều địa phương; đề xuất cấp 'hộ chiếu vaccine' cho lái xe chở nông sản xuất khẩu... là những tin chính tối nay (7/6).
Một số doanh nghiệp (DN) lớn trong nước đang tỏ ra lạc quan khi kỳ vọng gia tăng doanh thu, lợi nhuận trở trong năm nay với xu hướng sản xuất kinh doanh ngày càng tốt lên. Tuy nhiên, với các DN vừa và nhỏ, dường như vẫn đang chật vật để duy trì hoạt động, rất cần tiếp tục tái cấu trúc.
Chi phí giá thành bị đội lên từ việc tăng giá các loại phân bón, thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu, cước vận chuyển... đang là bài toán “đau đầu” với ngành hàng nông thuỷ sản khi vẫn chưa tìm được lời giải, vì còn “nặng đầu vào”.
Vừa trải qua một năm cực kỳ sóng gió do tác động từ dịch COVID-19, tuy nhiên ngành thủy sản vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới, gắn với việc xây dựng thương hiệu con tôm, con cá Việt Nam... trên bản đồ thế giới.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam thêm lớn mạnh, mở cánh cửa thâm nhập sâu hơn thị trường châu Âu.
Tháng 11, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đã giảm 29,3% so với tháng 10. Dự báo nếu tình hình ách tắc các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc được tháo gỡ, tổng giá trị xuất khẩu cá tra trong năm 2020 có thể chỉ giảm dưới 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Bài học khủng hoảng của cá tra ở thị trường EU, hay sự lép vế của nhiều mặt hàng nông sản do thiếu thương hiệu đang đặt ra vấn đề đổi mới hoạt động xúc tiến xuất khẩu, quảng bá sản phẩm... để nâng cao vị thế của hàng hóa Việt Nam.
Hiện nay, việc thị trường Trung Quốc gia tăng kiểm soát thuỷ sản đông lạnh nhằm tránh lây lan dịch Covid-19 khiến nhiều lô hàng cá tra Việt xuất sang bị ách tắc tại cảng. Điều này đang khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu "tiến thoái lưỡng nan" trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
VASEP khuyến cáo các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra trong thời gian này cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá thấp, hạ giá cá tra nguyên liệu vì điều này không những không giúp giải tỏa ách tắc hàng ở cảng mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu hồi phục sau thời gian "đóng băng" vì đại dịch COVID-19. Song ngành cá tra cần phải thận trọng khởi động lại thị trường này, cũng như tính tới cách thức phát triển bền vững cho mình.
Do ảnh hưởng của Covid-19, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đi các thị trường nói chung và EU nói riêng vẫn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhiều người kỳ vọng, xuất khẩu cá tra qua EU sẽ phục hồi tốt hơn sau dịch do tận dụng tốt lợi thế từ EVFTA.
Sau khi giảm mạnh vào các tháng trước đó, từ tháng 7 đến nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đã bật tăng trở lại.
Cá tra là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm sâu nhất trong nửa đầu năm 2020. Các DN xuất khẩu cá tra đang kỳ vọng sẽ vực dậy mặt hàng này trong những tháng cuối năm.
Từ những đợt bị tấn công bằng các rào cản thương mại ở nước nhập khẩu cho đến dịch Covid-19 kéo dài, xuất khẩu cá tra dường như đang phải “tự bơi giữa các cơn sóng thần” và rất cần những phản ứng kịp thời hơn trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo