Tìm kiếm: chương-trình-bình-ổn-thị-trường
Theo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, giá gạo tăng đột biến đã đẩy nguyên liệu đầu vào của sản phẩm chế biến từ gạo như bún, phở, mì, hủ tiếu… tăng theo. Do đó, hiện nhiều doanh nghiệp sản xuất đang chật vật tìm nguồn cung gạo, vừa cố gắng kiềm giữ giá trong khó khăn.
TP Hồ Chí Minh đang thực hiện nhiều giải pháp thu mua, phân phối nhằm kiểm soát giá bán gạo, đảm bảo bình ổn thị trường trong mọi tình huống.
Ưu tiên kích cầu tiêu dùng nội địa được coi là giải pháp quan trọng để đóng góp cho tăng trưởng GDP từ nay đến cuối năm.
DNVN - Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn tháng 9/2023 tăng 0,60% so tháng trước, tăng 3,92% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,11% so với tháng 12/2022.
DNVN - Trong bối cảnh thương mại lương thực toàn cầu diễn biến phức tạp đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ và xuất khẩu gạo của Việt Nam, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi vi phạm về đầu cơ, găm hàng, định giá bất hợp lý với mặt hàng gạo…
DNVN - Trong bối cảnh thị trường lúa gạo có diễn biến tăng giá, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu gạo duy trì lượng lúa gạo dự trữ bình ổn thị trường theo quy định để sẵn sàng cung ứng ra thị trường khi cần thiết; tránh mua gom ồ ạt gây bất ổn thị trường, mất cân đối cung cầu cục bộ đẩy giá lúa gạo trong nước tăng bất hợp lý.
DNVN - Theo thông tin từ Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, thị trường gạo tiêu dùng vẫn duy trì mức ổn định và không có biến động đáng kể. Ông Ngô Hồng Y, Trưởng Phòng Quản lý thương mại của Sở Công Thương Thành phố, cho biết rằng giá gạo tiêu dùng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn giữ ổn định kể từ đầu năm đến nay.
DNVN - Theo Bộ Công Thương, để phát triển thị trường trong nước, một trong những giải pháp cần chú trọng thực hiện là hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại; xây dựng, bảo vệ thương hiệu cho các chuỗi phân phối bán buôn, bán lẻ trong nước cũng như quảng bá các đặc sản vùng miền, sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam.
Dịp Tết Nguyên đán Quỹ Mão 2023, Sở Công thương TP Hồ Chí Minh đã và sẽ triển khai nhiều hoạt động bình ổn thị trường, giảm áp lực chi tiêu cho người tiêu dùng.
Với nhiều phương án chuẩn bị kỹ lưỡng của các bộ, ngành, địa phương và DN, nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sẽ được đảm bảo với giá cả bình ổn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng của người dân.
DNVN - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các sở, UBND các quận, huyện tập trung giải ngân cao nhất kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 2022. Cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu trong trường hợp giải ngân chậm, gắn với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Để tạo nguồn cung ứng ổn định, ngành chức năng và các doanh nghiệp tham gia bình ổn đang nỗ lực ổn định nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cao điểm cuối năm.
Tính chung 9 tháng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2021.
DNVN - Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký Công điện số 05/CĐ-BTC gửi các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh, tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.
Hơn 3.200 nghìn tỷ đồng là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước 7 tháng đầu năm. Con số này đã tăng 16% so với cùng kỳ năm trước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo