Tìm kiếm: chữa-bệnh-cho-con

“Tôi không ngờ tai họa lại giáng xuống gia đình tôi. Khi sinh con ra, cháu vẫn khỏe mạnh bình thường ăn chơi có ốm đau gì đâu mà giờ cháu lại mắc bệnh nặng thế. Chúng tôi tìm mọi cách để lo cho con, nhưng vì nghèo khó nên không biết có cứu nổi con mình không”, chị Thạch Thị Linh buồn rầu nói.
“Có những cơn đau, nóng sốt khiến bé không thể nuốt nổi được thìa cháo hoặc khi vừa ăn vào rồi lại ói ra. Có những lúc đôi mắt đờ đẫn chỉ muốn thiếp đi nhưng trong người khó chịu lại quấy khóc. Đêm canh con lau mát cho con mà mẹ khóc, con khóc…”, chị Trần Thị Ánh Linh nói.
Bao năm nay, một mình chị vò võ nuôi con cơ cực cũng nhiều, buồn đau cũng lắm, nhưng đứa con chính là chỗ dựa tinh thần để chị vượt qua tất cả. Chị luôn ý thức được rằng, chị sẽ phải vất vả gấp đôi nên dù trong hoàn cảnh nào dù làm được nhiều hay ít chị luôn có một phần tích lũy để phòng khi ốm đau. Một đứa con mang căn bệnh hiểm nghèo khiến chị đang sống trong nợ nần và lo sợ…
“Chúng tôi là những người làm thuê chỉ có hai bàn tay trắng làm ngày nào có tiền ăn ngày đó, nghỉ thì cũng hết tiền. Nghèo thì chúng tôi có thể chịu đựng được nhưng con bệnh ngặt nghèo thì chúng tôi biết phải làm sao. Chúng tôi cũng đã cố gắng hết sức, vay mượn nhưng có lẽ cháu cũng phải về nhà chịu trận vì đuối quá rồi”, đó là chia sẻ của chị Nguyễn Thị Thủy Tiên.
Nằm lâu trên chiếc giường bệnh, một bên chân bị băng bó nên cô bé rất bứt rứt khó chịu. Mới chỉ hơn 1 tuổi mà cô bé ấy đã phải nằm viện một khoảng thời gian rất dài. Mắc căn bệnh mô bào langerhans khiến tuổi thơ của bé không còn được vui đùa như những trẻ cùng trang lứa. Cha mẹ bé cũng đang rất khó khăn về tài chính, nên việc điều trị cho bé không biết sẽ kéo dài được bao lâu.
“Chúng tôi đã tìm đủ mọi cách để có tiền chữa bệnh cho con nhưng không phải cứ muốn là được. Hai cháu ở nhà thì đã phải nhờ ông bà nội và ông bà ngoại nuôi giúp. Hai vợ chồng cố gắng kiếm tiền chạy chữa cho cháu Lưu Quỳnh Anh. Lúc này chúng tôi chỉ mong sao có tiền chữa bệnh cho cháu mà thôi”, chị Phạm Thị Thơm chia sẻ.
Sắp tới ngày mổ của con nhưng gia đình người dân tộc K’hor vẫn loay hoay chưa biết kiếm đâu ra tiền. Cầm năm triệu đồng từ Lâm Đồng xuống thành phố chữa bệnh cho con, chưa nộp được đồng nào tiền tạm ứng viện phí mà số tiền đã gần hết. Hỏi đến khoản tiền chữa bệnh cho con thì anh cũng chỉ biết lắc đầu chưa có.
Câu chuyện chị kể về đứa con gái đầu lòng bị mắc bệnh hiểm nghèo liên tục bị ngắt quãng bởi sự xúc động. Nhiều đêm chị đã chứng kiến cảnh con đau đớn vật vã của con, gần như chị phải thức trắng để lau mát cho con. Miếng cơm, thìa cháo hay hộp sữa cứ uống vào lại trào ra. Hai năm con nằm viện, chả mấy ngày chị được về nhà, cuộc sống của mẹ con chị lúc nào cũng ảm đạm và bế tắc.
Suốt ba năm ròng cô bé ấy phải gồng mình để chịu những cơn đau vật vã. Mỗi một lần truyền thuốc cô bé lại nôn thốc nôn tháo ăn chả buồn ăn, nói chả buồn nói. Thân hình cô bé ngày một hao gầy. Cha mẹ cô đã phải năn nỉ để vay rồi khi không trả được lại ứa nước mắt khi con đau, chủ nợ đến đòi… Họ chỉ có một mong ước con được tiếp tục chữa bệnh, nhưng ước mong ấy cứ dần xa họ.
Trong khi các bạn cùng trang lứa đang tất bật chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia thì Đức lại phải chịu đau đớn, một tuần ba lần đến viện chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống. Vật lộn với căn bệnh suy thận suốt 15 năm qua, cậu thanh niên 18 tuổi gầy như que củi khô này chưa một giây phút nào ngừng khát khao được sống.
Ước mong về một gia đình hạnh phúc có vợ, có chồng cùng nuôi dưỡng các con nên người của anh Lê Văn Hiệp (ở thôn Hội, xã Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) dường như quá xa vời. Kể từ ngày những đứa con của anh sinh ra với căn bệnh quái ác, người vợ đã dứt áo ra đi, để lại cho anh chăm các con bại não, ung thư trong nỗi khổ cùng cực của kiếp người.

End of content

Không có tin nào tiếp theo