Tìm kiếm: chuyển-đổi-diện-tích
Nhờ chủ động chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao như hoa, cây cảnh, nhiều nông dân xã Hồng Việt (Đông Hưng) có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết chuỗi giá trị, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất cây trồng theo tiêu chuẩn GAP, bảo vệ môi trường gắn với việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, truy xuất nguồn gốc sản phẩm là cơ sở bảo đảm cho nông sản Gia Lai đủ sức cạnh tranh ở các thị trường khó tính.
Thường Xuân (Thanh Hóa) là một huyện nghèo thuộc diện 30a và gặp không ít khó khăn do thời tiết, thiên tai nhưng những năm gần đây, huyện tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp dựa vào thế mạnh địa phương nhằm giúp người dân giảm nghèo nhanh và bền vững.
Với mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, những năm gần đây, thôn Ma Lỳ Sán (xã Pà Vầy Sủ, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang) đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, chú trọng khoa học – kỹ thuật, nhằm nâng cao giá trị sản xuất.
Trong năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng huyện Tuần Giáo (Điện Biên) luôn cố gắng phát triển kinh tế, chú trọng bảo vệ môi trường. Đây cũng là hướng đi giúp huyện đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
Na Hoàng Hậu từ lúc xuống giống cho đến khi ra quả chỉ 2 năm, là loại cây dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, ít đòi hỏi nước.
Bước chuyển từ mô hình chăn thả tự nhiên sang chăn nuôi đại gia súc theo hướng tập trung đang tạo bước ngoặt lớn, nâng cao giá trị kinh tế cho người dân xã Dồm Cang (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La), đồng thời, tạo cú hích trong xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Vài năm trở lại đây, trồng khoai lấy ngó trở thành nghề mới, cho thu nhập cao tại xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện (Hải Dương).
Trong khi nhiều hộ dân xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã mạnh dạn chuyển đổi sang nhiều mô hình cây ăn trái như: bưởi, xoài, mãng cầu Xiêm, ổi lê...Riêng gia đình bà Ngô Thị Hai (66 tuổi), ngụ ấp Tân Hòa lại có cách làm giàu khác người-đó là chọn trồng cây cà na Thái. Vườn cà na Thái của bà Hai giờ được bán cả trái, bán cả cây giống.
Thực hiện nguyên tắc '4 đúng' trong trồng chè đặc sản, HTX chè Sử Anh (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) đã gây dựng thành công thương hiệu, góp phần thúc đẩy chương trình OCOP, từ đó, tạo đà cho nông thôn mới địa phương phát triển.
Anh Bùi Văn Chung ở xóm 2 xã Hải Quang, huyện Hải Hậu (Nam Định) trồng 12.000 gốc đinh lăng, thu 200 tấn sản phẩm đinh lăng các loại, lãi ròng từ 200-300 triệu đồng mỗi năm.
Cơ ngơi của “Bầu Đức” đang “lũ lượt” bị bán, từ mảnh mía đường, thủy điện cho đến hàng loạt bất động sản, đất đai nông nghiệp.
Tái cơ cấu Hoàng Anh Gia Lai dường như vẫn là bài toán dài hơi với bầu Đức khi tập đoàn này vừa báo lỗ hơn 700 tỷ đồng trong quý II/2019. Đáng chú ý là tập đoàn này đang có khoản vay, mượn tới gần 2.700 tỷ đồng với Chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức.
Thời gian gân đây, nhiều hộ ở tiểu khu 7 (xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã chuyển đổi diện tích trồng ngô kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có múi để phát triển kinh tế. Gia đình bà Phạm Thị Vụ là một trong những hộ tiên phong trồng bưởi Diễn trên 7.000m2 đất dốc, nhờ vậy cuộc sống của gia đình chị đã khấm khá hơn.
Ông Chu Văn Nga đã 70 tuổi, vẫn đang là chủ của một cơ ngơi trang trại nuôi gà ở Lạnh Sơn, với gần 500 con gà nòi kết hợp với trồng cây ăn quả mang, lại doanh thu hơn 500 triệu đồng/năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo