Tìm kiếm: chuyển-đổi-cơ-cấu

Vụ Đông - Xuân 2016-2017, Hợp tác xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai mô hình trồng khoai lang Nhật trên diện tích 6,4 ha đất sản xuất kém hiệu quả. Trong lứa thu hoạch đầu tiên, khoai lang Nhật cho năng suất rất cao, góp phần nâng cao thu nhập nông hộ và tạo hướng đi mới cho thành viên Hợp tác xã.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) lần thứ XVIII đã xác định:“Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, quan tâm đầu tư đúng mức để tạo chuyển biến rõ nét về năng suất, sản lượng, giá trị trên một đơn vị diện tích. Tạo sự đột phá trên lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Quan tâm đến cải cách hành chính và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức trong hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh… Phấn đấu đưa Vĩnh Linh trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới, phát triển bền vững”.
Giá bơ đang tăng cao khiến nhiều nhà vườn trồng loại trái cây này hết sức phấn khởi. Ông Ngô Dương Khang, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trồng có 70 cây bơ xen trong vườn cà phê 2ha, bình quân năng suất trái đạt 80kg/cây, ước tổng thu là 350 triệu đồng…
Nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, vụ Đông Xuân 2017-2018, nông dân tỉnh An Giang Giang đã chuyển đổi gần 20.000 ha đất lúa ở những địa bàn miền núi, xa nguồn nước, trồng lúa kém hiệu quả,… sang trồng các loại rau màu kinh tế như: đậu nành rau, dưa lưới, bắp bao tử, ớt, rau các loại,… mang lại thu nhập cao cho nông dân.
(DNVN) - Võ Nhai là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có diện tích đất lâm nghiệp hơn 66.000ha (78% tổng diện tích đất toàn huyện). Những năm qua, thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Võ Nhai đã đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng, đạt được nhiều kết quả khả quan trong xóa đói giảm nghèo.
Với quyết tâm học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Mạnh Hà (SN 1983, ở thôn 1, xã Quảng Thắng, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) đã từng bước làm giàu với mô hình chăn nuôi gia cầm, trồng rừng. Anh cũng là một tấm gương điển hình trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi của huyện...
(DNVN) - Xã biên giới Chiềng Sơn (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), từ một xã thuần nông với cuộc sống người dân vô cùng khó khăn nay đã đổi thay. Màu xanh bạt ngàn của những đồi chè, vườn cây ăn quả trù phú hôm nay đã nói lên điều đó. Chiềng Sơn đã chuyển đổi hàng trăm ha đất trồng cây lương thực sang trồng cây có giá trị kinh tế cao.
Huyện Chư Pưh và Chư Sê (tỉnh Gia Lai) từng được mệnh danh là “thủ phủ hồ tiêu” của Tây Nguyên. Có lúc, rất nhiều nông dân ở đây đã trở thành tỷ phú, xây nhà lầu, tậu xe ô tô nhờ trồng tiêu. Tuy nhiên, do giá tiêu liên tục giảm sâu, cộng thêm tình trạng tiêu chết hàng loạt khiến nhiều hộ lâm vào cảnh thua lỗ, phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn tha hương…

End of content

Không có tin nào tiếp theo