Tìm kiếm: ciem
DNVN - Để cải thiện hiệu quả hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong chuỗi giá trị cần ưu tiên một số vấn đề. Trong đó, hợp tác công nghiệp song phương vẫn rất cần thiết bởi không chỉ để nâng cao năng lực của doanh nghiệp Việt Nam mà còn vì lợi ích kinh tế và hình ảnh của các nhà đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam.
DNVN - Hội nghị “Nghị quyết số 02/NĐ - CP: Thúc đẩy Phục hồi và Phát triển Kinh tế - Xã hội để thảo luận về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam hậu COVID-19" sáng 3/3 đã nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm dỡ bỏ rào cản hoạt động đầu tư, kinh doanh và hỗ trợ Việt Nam phục hồi kinh tế sau COVID-19.
Dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro, mức độ tổn thương lớn và có thể còn kéo dài. Trong bối cảnh đó, cải cách thể chế, tạo môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, thuận lợi và an toàn là gói giải pháp “phi tài chính” được doanh nghiệp kỳ vọng.
Nhiều ý kiến lo ngại về lạm phát tăng trong năm nay, nhất là khi thực hiện gói kích thích kinh tế, cũng như giá xăng dầu đang giữ đà tăng liên tiếp trong những kỳ điều hành gần đây. Song, cũng có ý kiến cho rằng không nên lo lắng quá.
Việt Nam đang mở cửa trở lại nền kinh tế với các hoạt động sản xuất - kinh doanh đã khôi phục gần 90%. Nhiều chuyên gia kinh tế kỳ vọng kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng gấp đôi trong năm 2022, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ rót vốn vào Việt Nam.
DNVN – Theo DKRA Vietnam, trong năm 2021 phân khúc đất nền và căn hộ trên thị trường Bất động sản (BĐS) nhà ở TP Hồ Chí Minh và vùng phụ cận tiếp tục duy trì đà sụt giảm từ năm 2020 và sang năm 2022 đang dần hồi phục theo hướng tích cực; từ đó, cần phải có hướng đi phù hợp với tình hình mới.
Các chính sách vĩ mô, tài chính được điều chỉnh linh hoạt, kiểm soát tín dụng tốt... cũng góp phần thúc đẩy, tạo lực kéo để thị trường bất động sản phát triển bền vững trong năm 2022.
Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, trên thế giới đã xuất hiện các xu hướng mới về dịch chuyển đầu tư, thương mại, chuyển đổi số và sự thay đổi nhanh chóng của các mô hình kinh doanh… Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.
DNVN - Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, chuyển đổi số cần khởi đầu từ Chính phủ, từ đó mới có sức lan tỏa ra xã hội, dẫn dắt xã hội cùng đi và phát triển theo. Nếu Chính phủ không đi tiên phong, đến lúc phát động để cả xã hội và doanh nghiệp làm sẽ rất lúng túng.
DNVN - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng chuyển đổi số trong hoạt động thương mại còn rất chậm, rời rạc, thiếu đồng đều...
Câu chuyện doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) "mãi không lớn" được nhắc đi nhắc lại nhiều năm qua. Song đến nay, đại dịch COVID-19 dù gây ra những khó khăn nhưng cũng là chất xúc tác để các DNNVV có giải pháp căn cơ hơn, nhất là việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, từ đó giải đi "lời nguyền" mãi không lớn được.
Hiện quy mô gói hỗ trợ phục hồi kinh tế vẫn chưa được quyết định. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh khó khăn, tổng cầu yếu, cần có gói hỗ trợ phục hồi kinh tế đủ lớn để kích thích nền kinh tế, đưa DN trở lại guồng máy sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
Thu nhập giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đa phần người tiêu dùng trong nước phải cắt giảm chi tiêu, thắt chặt hầu bao. Rõ ràng, muốn phục hồi kinh tế thì một trong những việc cần làm là kích cầu sức mua ở thị trường nội địa, đây cũng là "liều thuốc" giúp nhiều ngành kinh tế trong nước bật dậy nhanh nhất.
DNVN - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có những đối thủ cực kỳ mạnh, thậm chí là mạnh nhất thế giới trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, giáo dục và nhiều dịch vụ khác. Doanh nghiệp Việt phải sẵn sàng cho tương lai mà trong đó có cả cơ hội và thách thức.
DNVN - Dự kiến có hiệu lực đầu năm 2022, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng trở thành xung lực mới cho nền kinh tế và các doanh nghiệp (DN) Việt Nam để có thể phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch. Tuy nhiên, bên cạnh cơ hội, RCEP cũng mang đến những thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế nói chung và DN nói riêng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo