Tìm kiếm: các-hãng-tàu

Đứng trước xu hướng các hãng vận tải container lớn nhất thế giới và khu vực đang liên kết với nhau để hình thành nên những liên minh khổng lồ với mục đích thâu tóm thị trường, nhiều chuyên gia và nhà đầu tư tại Hội nghị và Triển lãm cảng và vận tải biển ASEAN 11 tổ chức ngày 11-7 tại TP.HCM cảnh báo rằng nếu doanh nghiệp (DN) vận tải Việt Nam không có chiến lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ mất thị phần ngay trên sân nhà.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về nguyên tắc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn hoàn thiện nâng cấp cầu cảng (tại vị trí cầu cảng Petec cũ) thuộc bến cảng Tân cảng Cát Lái để có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 40.000 tấn.
Cuối năm 2011, sau nhiều năm đề nghị từ các doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân thành phố, Chính phủ đã bố trí một khoản tiền trị giá 200 tỉ đồng, dùng để khẩn cấp nạo vét luồng vào cảng Hải Phòng, nhưng tới đầu tháng 5/2012, việc nạo vét mới được tiến hành.
Gần 1.000 doanh nghiệp nhưng logistics nội chỉ chiếm chưa đầy 20 - 25% thị phần, trong khi với số lượng chưa bằng 1/10, các đại gia logistics ngoại hiện diện tại Việt Nam đã “nuốt chửng” 80% thị phần còn lại.
Khủng hoảng sâu và kéo dài từ năm 2009 đã khiến hàng loạt doanh nghiệp vận tải biển lớn, nhỏ thua lỗ, sống dở chết dở, hàng trăm con tàu nằm đắp chiếu. Đây là cái giá cho một thời kỳ phát triển tự phát, ào ạt, thiếu định hướng của ngành vận tải biển Việt Nam.
Đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) hiện hoạt động ì ạch với nhiều tàu bỏ không, bị bắt giữ, vận tải thua lỗ..., thế nhưng dự kiến sẽ chi 100.000 tỉ đồng cho Vinalines phát triển đội tàu biển.

End of content

Không có tin nào tiếp theo