Tìm kiếm: cây-lúa

Không chỉ những nông dân ít đất từ giã cây lúa, ngay cả người từng được suy tôn là “vua lúa” tại miền Tây Nam bộ - ông Nguyễn Lợi Đức (xã Lương An Trà, Tri Tôn, An Giang), cũng vừa quyết định từ bỏ cây lúa do thu nhập thấp và bấp bênh.
Tốt nghiệp Đại học Kinh tế ở Thái Lan nhưng anh Trần Đức Hùng (SN 1986), thôn Thượng Trạch, xã Triệu Sơn, Triệu Phong (Quảng Trị) lại về quê chọn con đường mở trang trại chăn nuôi đem lại thu nhập hơn 150 triệu đồng/năm.
“Nếu giải quyết tốt vai trò của NHTW thì mọi vấn đề khác sẽ thông suốt. Còn nếu nền kinh tế thiếu tiền, để “ruộng khô, lúa cháy” như mấy năm nay thì tất cả chỉ là ảo tưởng thôi. DN khó khăn thì làm sao nền kinh tế có thể phát triển và cạnh tranh với nước ngoài được” – chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định.
Nước đỏ là cách nói vắn tắt quen thuộc của nhân dân hai xóm Quang Hưng và Bản Còn thuộc xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) để nói về thứ nước bùn đỏ quạch được các tổ hợp khai thác khoáng sản thải ra trên đầu nguồn.
20 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu gạo đã phác thảo nên những điểm sáng cho bức tranh kinh tế của Việt Nam. Theo nhận định của giới chuyên gia nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu gạo trong 20 năm qua thực sự là điều kỳ diệu ở Việt Nam. Song, đằng sau điều kỳ diệu ấy, đã bộc lộ vô vàn các vướng mắc mà ngành lúa gạo đang gặp phải. Điều đáng buồn là khi giá gạo tăng hay giảm thì người nông dân - chủ thể làm ra hạt gao lại đều phải chịu thiệt.
Năm 2004, khi Nhà máy Xi măng Sông Gianh khởi công xây dựng thì xã Tiến Hoá (Tuyên Hoá, Quảng Bình) chính thức được quy hoạch để trở thành thị trấn. Từ đó đến nay, “thị trấn Tiến Hoá” vẫn nằm trong quy hoạch, còn hơn 6.000 hộ dân nơi đây phải cam chịu cuộc sống khổ...
Là tỉnh thuần nông, Hậu Giang ưu tiên khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư, ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo, nhập nội, nhân giống có hàm lượng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, để nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường trong canh tác, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, nhằm giảm tổn thất, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh thị trường trong và ngoài nước.
Ðến Mô Rai, huyện Sa Thầy (Kon Tum) lần này, chúng tôi cảm nhận được sự phát triển của vùng biên giới một thời được coi là ốc đảo . So trước kia đã có nhiều ngôi nhà to đẹp,thể hiện sự đổi thay trong phát triển kinh tế-xã hội của vùng đất biên cương.

End of content

Không có tin nào tiếp theo