Tìm kiếm: công-nghiệp-chế-biến-gỗ

DNVN - Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định ngày 9/8, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề xuất tỉnh tập trung phát triển công nghiệp xanh và kinh tế tuần hoàn để tạo đột phá cho công nghiệp, đưa tỉnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ cao.
Bước sang năm mới 2024, dù nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng điểm sáng tích cực là đa phần các doanh nghiệp trong nước vẫn khá lạc quan và nỗ lực thúc đẩy tiến trình tái cấu trúc để nâng cấp doanh nghiệp, thích ứng với tình hình mới và làn sóng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu.
Xuất khẩu gỗ đang có tín hiệu phục hồi, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu năm 2023 khó có thể đạt mục tiêu 17 tỷ USD như đã đề ra hồi đầu năm. Dự kiến từ nay đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có thể đạt được khoảng 6 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả năm lên khoảng 14 - 14,5 tỷ USD.
DNVN - Theo dự báo, vào năm 2030, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Việt Nam ước đạt 25 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này cần xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp của Việt Nam phù hợp với các cam kết và thỏa thuận quốc tế. Qua đó, bảo đảm 100% nguyên liệu gỗ sử dụng trong toàn bộ các chuỗi giá trị là hợp pháp.
Các vụ kiện phòng vệ thương mại đang ngày càng gia tăng trong ngành gỗ. Nếu không có giải pháp ngăn chặn hành vi "đội lốt" cũng như thận trọng trong việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các vùng địa lý không tích cực, ngành gỗ sẽ đứng trước nguy cơ chấm dứt thời kỳ phát triển liên tục trong thời gian vừa qua.
Ước tính năm 2020, kim ngạch xuất khẩu lâm sản ước đạt trên 12,6 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2019, tiếp tục đứng trong 10 nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực, chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp; giá trị xuất khẩu lâm sản nước ta tiếp tục đứng đầu khối ASEAN, thứ 2 châu Á và thứ 5 thế giới.

End of content

Không có tin nào tiếp theo