Tìm kiếm: công-nghiệp-và-thương-mại

Để xuất khẩu vào thị trường châu Âu nói chung và thị trường Đức nói riêng, trước tiên, doanh nghiệp (DN) Việt Nam cần tìm hiểu kỹ: Các chính sách về thuế và thuế suất, thủ tục hải quan, những quy định hạn chế nhập khẩu, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, các kênh phân phối chủ yếu tại Đức, văn hóa kinh doanh của người Đức...
Liên tục được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”; nhiều lần đạt giải Vàng chất lượng Quốc gia; là một trong ba DN vừa vinh dự được trao giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á-Thái Bình Dương năm 2012, nhựa Tiền Phong ngày càng khẳng định vị thế vững chắc của mình ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Trong khi các doanh nghiệp FDI chú trọng phát triển về công nghệ và quản trị thì các các doanh nghiệp trong nước lại tập trung thiết lập quan hệ, nhờ vào các mối quan hệ để tồn tại và phát triển, sức cạnh tranh yếu và kém thích nghi.
Theo Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, trong 10 tháng đầu năm tốc độ xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng mạnh. Ước tính, các doanh nghiệp FDI xuất siêu 9,4 tỉ đô la Mỹ.
Singapore đang xem xét tính khả thi của kế hoạch thiết lập thị trường giao dịch kỳ hạn quốc tế đối với mặt hàng lúa gạo để bình ổn giá cả tại khu vực Đông Nam Á. Nếu thành công, Singapore sẽ trở thành quốc gia châu Á đầu tiên thực hiện hình thức giao dịch này.
Từ nhiều năm qua, Nga là bạn hàng truyền thống của Việt Nam với cơ cấu hàng hóa nhập khẩu giữa hai nước mang tính bổ trợ cho nhau. Trong đó, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nga những mặt hàng phục vụ tiêu dùng như: gạo, hạt tiêu, cà phê, cao su, thủy hải sản, giày dép, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ và nhập khẩu từ Nga những mặt hàng phục vụ sản xuất như: xăng dầu, sắt thép, phân bón, thiết bị máy móc…

End of content

Không có tin nào tiếp theo