Tìm kiếm: cơ-cấu-hàng-hóa

Tại Hội nghị công tác cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả thị trường một số mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Tp.Hà Nội vừa diễn ra, đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Hà Nội dành 318 tỷ đồng bình ổn giá 7 nhóm mặt hàng thiết yếu trong năm 2013.
Thương vụ Việt Nam tại Brazil cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Brazil tăng trưởng khá nhanh, nhưng thị phần xuất khẩu còn nhỏ, chỉ chiếm 0,32% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của Brazil, bởi vậy vẫn còn rất nhiều cơ hội để hàng Việt thâm nhập vào thị trường này.
Khi tham gia các Hiệp định Thương mại tự do (FTA), mục đích của Việt Nam là đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng thị trường. Thế nhưng, cho đến nay, việc tận dụng lợi thế mà FTA mang lại của doanh nghiệp vẫn chưa hiệu quả, nếu không muốn nói là có chiều hướng đi xuống.
Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Việt Nam là thị trường trái phiếu phát triển nhanh nhất trong số các quốc gia mới nổi ở khu vực Đông Á trong năm 2012. Mức tăng trưởng thị trường trái phiếu của Việt Nam năm 2012 là 42,7% so với cuối năm 2011. Để tiếp tục nuôi dưỡng nguồn vốn này, góp phần đảm bảo chi tiêu công, cân đối thu chi ngân sách, Việt Nam cần có cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
“Số lượng người Việt làm ăn, sinh sống ở Nga khá đông đảo. Họ là những người ở Nga đã lâu, biết văn hóa, tập quán sinh hoạt, thị hiếu tiêu dùng của người Nga khá rõ. Đây là lợi thế của chúng ta mà không phải nước nào cũng có được. Chúng tôi coi họ là cầu nối kinh tế - thương mại, đầu tư rất quan trọng giữa Việt Nam và Nga. Thị trường Nga vẫn rất rộng mở cho hàng Việt” – Tham tán thương mại – Thương vụ Việt Nam tại Nga Phạm Quang Niệm cho biết.

End of content

Không có tin nào tiếp theo