Tìm kiếm: cơ-cấu-lại-nợ

TS. Trần Du Lịch, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, việc sáp nhập, hợp nhất trong lĩnh vực ngân hàng thời gian đầu NHNN còn có phần “chiều chuộng”, nhưng đến nay khi đã nắm chắc tình hình tái cấu trúc, bắt buộc phải mạnh tay để giảm nợ xấu.
Đến tháng 10 năm 2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9 năm 2012, chủ yếu bằng các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro, bán, xử lý nợ và tài sản bảo đảm, trong đó có bán nợ xấu cho Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC). Đó là thông tin được công bố trong thông cáo báo chí từ cổng thông tin chính phủ.
Theo thông cáo báo chí từ cổng thông tin Chính phủ, đến cuối năm 2013, nợ công bằng 54,2% GDP (trong đó nợ Chính phủ 42,3%, nợ Chính phủ bảo lãnh 11,1%, nợ của chính quyền địa phương 0,8%) và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 37,3% GDP. Dự kiến cuối năm 2014 nợ công khoảng 60,3% GDP (trong đó nợ Chính phủ 46,9%, nợ Chính phủ bảo lãnh 12,6%, nợ của chính quyền địa phương 0,8%) và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 39,9% GDP. Các chỉ tiêu này nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội.
NHNN tiếp tục tạo môi trường thông thoáng, đặc biệt là cơ sở pháp lý cho việc xử lý, bán nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hướng trao quyền chủ động nhiều hơn cho VAMC và các TCTD trong việc thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay đi đôi với việc tăng cường tính minh bạch, công khai trong bán, xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm.
Trả lời câu hỏi hóc búa của ĐBQH Phùng Văn Hùng về đọng vốn, nợ xấu và khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DN, người dân trong phiên chất vấn tại phiên họp của UB Thường vụ QH chiều 29.9, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình nói: Chúng ta đã bắt bệnh trúng, chữa bệnh đúng. Vấn đề chỉ là liều lượng thuốc chữa bệnh. Bởi nếu không cẩn thận, con bệnh sẽ chết vì thuốc của chúng ta.

End of content

Không có tin nào tiếp theo