Tìm kiếm: doanh-nghiệp-dệt

DNVN - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đánh đúng vào khâu yếu của doanh nghiệp Việt, đó là khâu dệt vải và nhuộm hoàn tất. Trong khi đó, yêu cầu xuất xứ từ vải đến nhuộm. Điều đó có nghĩa nếu các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu xuất xứ từ vải thì không được hưởng ưu đãi thuế quan 0%.
Báo cáo phân tích của SSI Research cho thấy, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may có dấu hiệu chững lại, khi đạt 10,8% trong tháng 5, xấp xỉ mức tăng trưởng 2 tháng trước đó và thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái (23%). Chỉ số công nghiệp may mặc tháng 5 tăng 9,6%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng 17%.
DNVN - Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã bắt đầu phát huy tác dụng. Quan trọng là các doanh nghiệp của chúng ta phải tận dụng được cơ hội của Hiệp định thương mại tự do này để thúc đẩy xuất, nhập khẩu đối với các thị trường mà chúng ta vừa tham gia.
Trong khi giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam ghi nhận tăng trưởng kép 13,1% trong giai đoạn 2008-2017, vượt xa mức trung bình toàn cầu 4,9% thì thị trường bán lẻ may mặc trong nước vẫn chưa phải là miếng bánh quá hấp dẫn với các doanh nghiệp khi các sản phẩm không có thương hiệu đang chiếm tới 83%.
Tại Hội thảo góp ý cho Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 14/5, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Trương Văn Cẩm cho rằng, cần tăng khung giờ làm thêm tối đa lên 450 giờ/năm, thay vì 400 giờ/năm như Dự thảo.
Ngành dệt may đang đứng trước nguy cơ không tận dụng được ưu đãi thuế quan từ CPTPP và EVFTA khi không giải quyết được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Trong khi đó, vai trò hoạch định ngành này vẫn bị Chính phủ và các địa phương bỏ lửng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo