Tìm kiếm: doanh-nghiệp-fdi
Việc chống gian lận về xuất xứ hàng hóa cần đẩy mạnh hơn bao giờ hết là những thông tin quan trọng được Tổng cục Hải quan công bố vào chiều nay.
Trong khi cán cân thương mại chung của cả nước đạt thặng dư 1,59 tỷ USD thì riêng cán cân thương mại của doanh nghiệp FDI đã lên đến 15 tỷ USD.
Các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa đủ sức tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu khi có đến 77% giá trị sản phẩm là nhập khẩu.
Theo số liệu từ Sách trắng doanh nghiệp 2019, tỷ trọng đóng góp của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước hiện ở mức rất cao, các chỉ tiêu khác như vốn đầu tư hay tăng trưởng kinh tế tư nhân cũng rất ấn tượng.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có 63% doanh nghiệp dân doanh Việt Nam không biết hoặc lần đầu tiên nghe nói về cộng đồng kinh tế ASEAN. Với Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), con số này lần lượt lên tới 71 và 77%.
Trong 5 tháng đầu năm 2019, các doanh nghiệp FDI đã xuất khẩu 70,07 tỷ USD hàng hoá, tăng 5,6% (tương ứng tăng 3,69 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2018.
Sáng 17/6, tại trụ sở Chính phủ, gặp mặt đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam và một số doanh nhân tiêu biểu, Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp tư nhân có khát vọng làm giàu chính đáng, làm giàu bằng trí tuệ, bản lĩnh, kinh nghiệm của mình và tham gia chống tham nhũng, tiêu cực….
Dù những năm gần đây, xuất khẩu (XK) của khối doanh nghiệp (DN) trong nước có bước tăng trưởng tích cực nhưng tỷ trọng XK của DN FDI vẫn chiếm phần lớn. Do đó, việc học hỏi kinh nghiệm quản trị, tiếp cận công nghệ hiện đại... để gia tăng giá trị XK cho DN trong nước là hết sức cần thiết.
DNVN - Cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 5/2019 có mức thặng dư trị giá 2,11 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 5 tháng từ đầu năm 2019 lên mức thặng dư trị giá 11,95 tỷ USD.
DNVN - UBND TP Hồ Chí Minh vừa đề xuất Bộ Công Thương một số giải pháp trong xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Đầu năm 2019, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI có tín hiệu giảm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy doanh nghiệp trong nước đang dần cải thiện năng lực xuất khẩu, dù tốc độ cải thiện khá chậm.
DNVN - Theo TS. Phạm Huy Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kinh tế tư nhân, mà trong đó các DNNVV chiếm tỷ trọng lớn, vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng...
Nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp "mất tích" hoặc "bỏ trốn" trong khi vẫn còn nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội của người lao động là thực tế đang diễn ra. Tuy nhiên, việc xác định "doanh nghiệp bỏ trốn" trong các quy định của pháp luật hiện hành và Luật Doanh nghiệp vẫn còn đang "bỏ ngỏ".
Hơn 1.000 doanh nghiệp nợ thuế đã bị Cục Hải quan TPHCM “bêu tên”, trong đó có nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài nợ thuế đã bỏ trốn.
Thiếu chính sách ưu đãi, thủ tục về đất đai còn khó khăn nên dòng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao hiện còn rất khiêm tốn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo