Tìm kiếm: giá-trị-xuất-khẩu-gạo
Xuất khẩu gạo đang giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị, khiến nhiều doanh nghiệp ngành lúa gạo đang lao đao. Vì vậy muốn tồn tại, giữ và tăng được lợi nhuận, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo cần phải cơ cấu lại các sản phẩm, tiếp tục đầu tư tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Giá trị xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm của Việt Nam giảm do trên thị trường thế giới, giá gạo diễn biến giảm. Trong khi đó, dự báo giá lúa gạo trong nước có thể giảm trong tháng tới do thu hoạch vụ Hè Thu khiến nguồn cung gia tăng.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), 5 tháng năm 2019, xuất khẩu gạo ước đạt 2,83 triệu tấn và 1,21 tỷ USD, giảm 4% về khối lượng và giảm 20,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Để hiện thực hóa mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 21 tỷ USD trong năm 2019, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh cùng với Cục Trồng trọt và các đơn vị liên quan đã họp bàn, đưa ra nhiều giải pháp.
Khối lượng xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2018 ước đạt 5,7 triệu tấn và 2,9 tỉ USD, tăng 5,6% về khối lượng và tăng 17,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Dù giảm sút, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất của Việt Nam.
Tuy giảm hơn 12% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính của cả nước đã đem về gần 11 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm.
Trước đổi mới, Việt Nam là một quốc gia thiếu đói, nông nghiệp kém phát triển không đáp ứng đủ nhu cầu. Tuy nhiên, bằng chính sự vận dụng thế mạnh nội tại, phát huy năng lực và chủ trương đổi mới nông nghiệp của Đảng trong quá trình đổi mới, phát triển, Việt Nam từng bước khẳng định mình khi không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu của tiêu dùng trong nước mà đã bắt đầu xuất khẩu gạo. Đến nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo quan trọ
Cán cân thương mại của Việt Nam đã được cải thiện khi xuất siêu 11 tháng ước đạt 14 triệu USD, bằng 0,01% kim ngạch nhập khẩu. Tuy nhiên, đây lại là thách thức lớn cho năm 2013 , Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương Phan Văn Chinh khẳng định.
Trong cơ chế của nền kinh tế thị trường, điều tối kỵ mà các nền kinh tế (dù lớn hay nhỏ) phải chú ý chính là: trễ nải trong việc thực hiện các ý tưởng; phức tạp hoá hình thức kinh doanh, và bảo thủ trong văn hoá làm ăn. Việt Nam dường như đang mắc phải cả ba điều cấm kỵ.
Tỉ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp hiện nay mới được 50%, cụm công nghiệp chỉ 26,4% do số lượng khu và cụm công nghiệp quá nhiều so với nhu cầu đầu tư
End of content
Không có tin nào tiếp theo