Tìm kiếm: hệ-thống-tài-chính

Ngày 5/5, Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Tổ chức Hợp tác quốc tế của Nhật Bản tổ chức hội thảo “Kinh tế bong bóng: Một số bài học của Nhật Bản” với sự tham gia của các chuyên gia tài chính, kinh tế của Nhật Bản và Việt Nam.
Ngày mai (6/5), Hy Lạp tiến hành bầu cử Quốc hội trước thời hạn, sớm hơn một năm so với kế hoạch. Cử tri Hy Lạp hy vọng sẽ bầu chọn một chính phủ mới có đủ năng lực, giúp A-ten vượt qua cuộc khủng hoảng nợ công, khôi phục kinh tế và vị thế đất nước.
Chính sách kinh tế của châu Âu bước sang một khúc quanh mới: Brussels và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang chú trọng đến hiệp ước tăng trưởng bên cạnh hiệp ước ngân sách. Châu Âu phải chăng đã nhận ra những biện pháp khắc khổ đang đẩy khối này lún sâu thêm vào khủng hoảng?
Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo muốn bãi bỏ độc quyền cấp tín dụng của các ngân hàng lớn ở nước này, nhằm cải thiện điều kiện vay vốn cho các công ty tư nhân trong lúc hoạt động kinh tế kinh tế có phần đình đốn.
Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng quốc tế (Swift), tổ chức chuyên xử lý các giao dịch ngân hàng toàn cầu, tuyên bố sẽ loại các ngân hàng của Iran ra khỏi hệ thống kể từ ngày 17/3 để thực thi các lệnh trừng phạt của EU.
Ngày 2-3, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị thúc đẩy hoạt động và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán (TTCK). Trong đó đưa ra nhiều giải pháp để TTCK thật sự là kênh huy động vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Chuyến công du Mỹ của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần qua đã kết thúc bằng cam kết cứu nợ công châu Âu. Chuyến thăm chắc chắn sẽ lại khiến Quốc hội Mỹ trở nên náo nhiệt hơn với đề tài chính sách tiền tệ của Trung Quốc, và khiến các nhà kinh tế học đặt ra câu hỏi rằng, liệu đồng NDT có thể truất ngôi USD để trở thành đồng tiền thống trị thế giới?
Thỏa thuận cứu trợ Hy Lạp trị giá 130 tỷ Euro đạt được trong cuộc họp gay cấn hôm 21/2 của các bộ trưởng bộ tài chính Khu vực đồng tiền chung châu Âu, đã trở thành chất xúc tác đẩy giá nhiều loại hàng hóa tăng vọt trong phiên giao dịch đêm qua, đặc biệt là vàng và dầu thô.
“Các dự báo hiện nay cho rằng đáy khủng hoảng là 2012, nhưng đó là khi kinh tế thế giới không rơi vào suy thoái kép và khu vực đồng Euro không đổ vỡ”, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành lưu ý như vậy.

End of content

Không có tin nào tiếp theo