Tìm kiếm: hỗ-trợ-cho-doanh-nghiệp

Giá bán cà phê nhân đang ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cùng các tỉnh trồng cà phê ở Tây Nguyên và Vicofa đã thống nhất kiến nghị với Chính phủ kế hoạch tạm trữ tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, việc tạm trữ cà phê sẽ không cứu giá cà phê tăng trở lại, thậm chí còn khiến thị trường cà phê trở nên ảm đạm hơn.
Trước động thái xả kho tạm trữ và giảm mạnh giá bán gạo của Thái Lan, loại gạo 100B (tốt hơn gạo 5% tấm của Việt Nam) đang được nước này bán ra với giá 380 USD/tấn, từ mức 430 USD/tấn trước đó. Động thái này ngay lập tức tác động đến giá gạo thị trường thế giới, và giá lúa gạo trong nước cũng không ngoại lệ.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam hiện còn khá thấp so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Thậm chí nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, dệt may... tuy đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế, nhưng giá trị gia tăng đem lại còn thấp.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam tháng 5 âm 0,06% so với tháng trước tiếp tục cho thấy sức cầu yếu khiến CPI không tăng lên được. “Kích cầu” liệu có phải là một sự lựa chọn để nền kinh tế không còn đình đốn?
Khi sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ đã đề xuất áp dụng thuế suất 20% đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, thấp hơn 3% so với thuế suất phổ thông. Ghi nhận ưu đãi này của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, song nhiều ý kiến chưa đồng tình với các tiêu chí xác định đối tượng được hưởng mức thuế suất đó.
“Nợ xấu từ thị trường bất động sản không phải là xấu nhất so với một số ngành khác và không phải là nếu không được Nhà nước cứu thì doanh nghiệp bất động sản sẽ đồng loạt chết, kéo theo nền kinh tế lao đao! Đừng “bi kịch hóa” thị trường này!”, TS. Mai Xuân Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, nêu quan điểm.

End of content

Không có tin nào tiếp theo