Tìm kiếm: hiệu-quả-kinh-tế-cao
Nhận thấy lợi thế hơn hẳn từ xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đặc trưng là bí xanh Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên) đã cùng các cấp ngành hỗ trợ người dân thành lập và tham gia HTX nhằm phát triển sản phẩm đặc trưng.
Những năm qua, mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh triển khai và nhân rộng. Từ đó, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế so với phương pháp chăn nuôi truyền thống. Nhất là, thông qua việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật giúp giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường...
Bí quyết cho lợn ăn lá cây là các loại thảo mộc của chị Nguyễn Thị Liên, Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp Phúc Lợi (thôn Nà Khà, xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang) giúp đàn lợn đen lớn nhanh đã mở ra hướng làm giàu cho người chăn nuôi ở huyện vùng cao nghèo khó này.
Từ bỏ công việc đúng chuyên ngành với mức thu nhập khá để xây dựng mô hình đông trùng hạ thảo - một lĩnh vực khó, hoàn toàn mới mẻ với bản thân. Với quyết tâm, kiên trì tìm tòi, học hỏi, chàng kỹ sư trẻ Lê Minh Trường, sinh năm 1989 (xã Hoằng Hải, Hoằng Hóa) đã bước đầu gặt hát được những thành công.
Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) trong tỉnh ngày càng có sức lan tỏa và thu hút nhiều nông dân tham gia. Từ phong trào, đã có nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu, thoát nghèo trên chính mảnh đất quê hương mình.
Trái với vẻ ngoài yên bình của làng quê nông thôn, ít ai biết, ở huyện Bảo Thắng đang phát triển mô hình nuôi rắn hổ mang lấy thịt, lấy trứng và cung cấp giống, mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ. Nơi đây, người ta vẫn gọi công việc đặc biệt này là nghề nuôi “con không chân”.
Những năm gần đây, tỉnh Trà Vinh chịu sự tác động của tình trạng nước mặn xâm nhập nội đồng vào mùa khô gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh này đang khẩn trương xây dựng kế hoạch cơ cấu lại mùa vụ, chuyển đổi cây trồng thích nghi trước tình hình biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Minh Lý, ngụ ấp 1, xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã nuôi thử nghiệm mô hình nuôi gà ta thả vườn bằng thảo dược. Đây là mô hình chăn nuôi khá độc đáo và mang lại hiệu quả, chất lượng rất tốt cho đàn gà nuôi.
Mô hình này đã giúp cho nhiều hộ dân ở xã miền núi Độc Lập, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) có thu nhập cao.
Gắn bó với mảnh đất Hạ Hòa suốt những năm tháng thơ ấu, cuộc sống khó khăn đã thôi thúc anh Nguyễn Thành Được ở khu 4, xã Hiền Lương nung nấu ý chí lập nghiệp. Trước đây, anh Được đã nghiên cứu và xây dựng thử nghiệm một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm… nhưng hiệu quả kinh tế không khả quan như anh mong đợi nên anh muốn tìm hướng đi mới.
Đang làm ở nước ngoài với mức lương khá cao nhưng anh Nguyễn Đình Thanh (Gia Lai) vẫn bỏ về để xây dựng ước mơ làm nông trại dưa lưới và điều này đã giúp anh thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.
Cây tiêu ngày trước được người dân Phú Yên ví như “vàng đen” nhưng những năm gần đây giá cả lại liên tục “lao dốc”, khiến người dân thua lỗ buộc chặt phá hàng loạt.
Cây vải tại Đắk Lắk hứa hẹn mùa quả ngọt, giúp nhiều gia đình làm giàu trong cảnh thị trường của các nông sản chủ lực đều ảm đạm.
Từ tổ hợp tác chăn nuôi gà ta Mười Tín, đến nay HTX Gà ta Mười Tín (xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) đã mở rộng thành một trang trại gà hàng chục nghìn con, mỗi năm "đẻ" tiền tỷ, ổn định đời sống thành viên và người dân nơi đây.
Trồng nấm hiện mang lại hiệu quả kinh tế cao, rất có tiềm năng phát triển nhằm giải quyết bài toán nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Theo đó, mô hình trồng nấm của HTX sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận (huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) đã hỗ trợ chuyển đổi nghề cho bà con ở làng nghề gạch ngói thủ công phát huy hiệu quả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo