Tìm kiếm: hàng-hoá-Việt-Nam
Tính chung 11 tháng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã đạt hơn 340 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
DNVN – Chương trình thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham dự và mang đến những sản phẩm chất lượng nhất để giới thiệu, kết nối B2B với các Tập đoàn Walmart, Aeon, Central Retail. Sau buổi kết nối, các hãng phân phối đi khảo sát trực tiếp một số nhà cung cấp có cơ sở tại tỉnh Lâm Đồng.
Nhu cầu tiêu dùng của nhiều thị trường đang chững lại bởi người dân thắt chặt chi tiêu vì lạm phát tăng cao.
DNVN - Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại khẳng định, Thụy Điển và Na Uy là 2 thị trường còn nhiều tiềm năng bị "bỏ ngỏ" cho đa dạng hàng Việt tại khu vực Bắc Âu. Cần nhiều hơn nữa hoạt động quảng bá cụ thể, dự án thu hút đầu tư của Việt Nam với 2 thị trường này.
DNVN - Hội thảo “Phát triển ngành dịch vụ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” khuyến nghị cần xây dựng và triển khai các đề án, chương trình phát triển các lĩnh vực dịch vụ phụ trợ cho các ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu, công nghiệp ưu tiên.
DNVN - Ngoại thương, mà trực tiếp là hệ thống các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đã có đóng góp quan trọng vào thành tựu kinh tế đất nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên "đặt hàng" các thương vụ chủ động đi đầu trong hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), qua đó hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
DNVN - Ông Hirai Shinji- Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP Hồ Chí Minh khẳng định, doanh nhân xứ sở Phù Tang cần nhanh chóng tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Bình Phước.
DNVN - Với sáng kiến “Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới: Kỷ nguyên bứt phá" - sản phẩm hợp tác giữa Bộ Công Thương và Amazon Global Selling, 10.000 doanh nghiệp sẽ được đào tạo về thương mại điện tử xuyên biên giới.
DNVN - Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành mới đây quan tâm đến những xu hướng mới trong kinh tế, thương mại quốc tế với mục tiêu phát triển bền vững, phát triển thương hiệu hàng hoá Việt Nam, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu...
DNVN - Đức được biết đến là một trong số những thị trường tiêu dùng “khó tính” nhất thế giới. Người tiêu dùng Đức thường rất kỹ tính, bảo thủ và trung thành với các thương hiệu quen thuộc. Để chinh phục được thị trường này, Việt Nam cần có những nông trường lớn để sản xuất được những mặt hàng chất lượng tốt và đồng đều.
DNVN - Ngày 20/1, Carrefour - Tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Pháp đã lần đầu tiên vinh danh Tết Việt Nam nhằm quảng bá tới đông đảo người tiêu dùng Pháp về văn hóa Tết và ẩm thực Việt Nam. Hoạt động này là sự tiếp nối khuôn khổ hợp tác ba bên giữa Cơ quan đại diện Thương mại Việt Nam tại nước ngoài, nhà nhập khẩu và hệ thống phân phối bán lẻ.
Các nước ASEAN đang có nhu cầu lớn trong nhập khẩu hàng hóa sau dịch, đây là cơ hội cho các DN Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá vào khu vực này.
Thu nhập giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đa phần người tiêu dùng trong nước phải cắt giảm chi tiêu, thắt chặt hầu bao. Rõ ràng, muốn phục hồi kinh tế thì một trong những việc cần làm là kích cầu sức mua ở thị trường nội địa, đây cũng là "liều thuốc" giúp nhiều ngành kinh tế trong nước bật dậy nhanh nhất.
Trong bối cảnh bình thường mới, Hiệp định EVFTA tiếp tục đóng vai trò quan trọng tạo sức bật cho thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu.
DNVN - Báo cáo của VCCI đề xuất Chính phủ cần nhìn nhận các doanh nghiệp (DN) là một chủ thể trong ứng phó COVID-19, từ đó tin tưởng giao quyền và trang bị, nâng cao năng lực y tế tại chỗ cho các DN. Tiến tới cho phép DN tự chủ trong cung ứng, lựa chọn vaccine và chủ động trong xét nghiệm y tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo