Tìm kiếm: học-viện-Nông-nghiệp-Việt-Nam

Chiến lược phát triển trong giai đoạn mới được kỳ vọng sẽ đưa ngành chăn nuôi lên một bước phát triển mới, hướng tới chế biến theo chuỗi và đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết được nghịch lý lệch pha cung - cầu.
Nhân lực cho khu vực dân tộc thiểu số, miền núi lâu nay vẫn được đánh giá là có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chủ yếu là lao động giản đơn và chưa qua đào tạo. Việc tìm cách đưa nhân lực trở lên chất lượng hơn, để có thể tận dụng thế mạnh, tiềm năng của khu vực này luôn được sự quan tâm của toàn xã hội.
Ở xã Yên Bồng (Lạc Thuỷ), ai cũng biết nhà vườn Hà Thắng - cơ sở kinh doanh của anh Dương Văn Thắng. Ông chủ của nhà vườn cũng là Bí thư chi Đoàn thôn Đồi Chùa. Không những năng nổ, nhiệt huyết trong các hoạt động, phong trào Đoàn, anh Thắng còn sở hữu mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Mới đây, trong khuôn khổ Dự án 'Hỗ trợ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại Nhật Bản', các thương hiệu nông sản quen thuộc của Việt Nam như thanh long Bình Thuận, cà phê Buôn Ma Thuột và vải thiều Lục Ngạn đã được lựa chọn trở thành các 'sứ giả văn hóa đặc biệt' để quảng bá về chỉ dẫn địa lý Việt Nam đến người tiêu dùng Nhật Bản.
Để các HTX nông nghiệp đổi mới hoạt động quản lý, tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, UBND Tp.Hải Phòng đã thực hiện triển khai thí điểm mô hình đưa cán bộ trẻ có trình độ đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn tại các HTX. Đây là cơ hội để các cán bộ trẻ thử sức, phát huy năng lực chuyên môn.

End of content

Không có tin nào tiếp theo