Tìm kiếm: hộ-nuôi
Năm 2019, tổng sản lượng thủy sản của huyện Na Hang đạt 850 tấn, tăng 26% so với năm 2018. Nghề thủy sản đã trở thành “cần câu cơm” của nhiều hộ dân nơi đây.
Nhiều ngày qua, người dân tại các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận lại có cơ hội kiếm tiền triệu từ loại thủy sản chỉ nhỏ bằng que tăm với giá trị đặc biệt cao là con giống tôm hùm đang vào mùa rộ.
Bằng sự nỗ lực và tinh thần học hỏi không ngừng, anh Nguyễn Văn Nhàn, thôn Đức Cường, xã Nam Cường (Tiền Hải) đã vượt qua nhiều gian khó, vươn lên làm giàu từ việc nuôi tôm thẻ chân trắng theo mô hình mới nhà bạt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tận dụng dòng nước ngọt kênh Đông từ hồ Dầu Tiếng đổ ra, việc phát triển mô hình nuôi cá nước nước ngọt thương phẩm, cá giống của HTX nuôi trồng thủy sản Tương Lai đã góp phần giúp người dân xã Phước Hiệp (huyện Củ Chi, Tp.HCM) thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Sau một thời gian thử nghiệm, nhận thấy các ưu điểm các con giống được sản xuất ngay tại địa phương có chất lượng rất tốt, thời gian nuôi ngắn, tỷ lệ sống cao, không phải đầu tư thức ăn, phương pháp nuôi an toàn, thân thiện với môi trường và thị trường đầu ra rất ổn định, hàu Thái Bình Dương đang được nhiều hộ nuôi trên địa bàn tỉnh ưa chuộng.
Nhận thấy, tiềm năng của con cá chốt đem lại, ông Nguyễn Văn Hết, ở ấp Hòa Nhờ B, xã Hòa Tú 2 (Mỹ Xuyên) đã bắt đầu nuôi loài cá “nhà quê” này hơn 1 năm qua, bước đầu đem lại nguồn thu nhập tốt.
Trên vùng cát của miền quê nghèo Quảng Bình, nơi đầy nắng và gió, anh Giang đã vượt qua bao khó khăn để xây dựng thành công mô hình nuôi cá chình công nghệ cao. Với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, người đàn ông này đã hiện thực hóa giấc mơ làm giàu trên quê hương.
Tại huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, những mô hình nuôi cá bớp đã mang lại nguồn thu lớn cho nhiều người dân trên đảo.
Những năm qua, con dúi đã giúp cho nhiều hộ gia đình ở Quảng Nam có được nguồn thu nhập ổn định, lãi hàng trăm triệu mỗi năm.
DNVN - Dịch Covid-19 đã khiến người nuôi tôm tại Cà Mau như “ngồi trên đống lửa” khi giá tôm giảm rất mạnh. Không chỉ thế, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm tại địa phương cũng điêu đứng khi hàng chuyển đi nước ngoài không được, lượng tồn kho ngày càng nhiều.
Với bản tính cần cù, ông Cao Huy Quát, ở buôn M’Liêng 2, xã Đắk Liêng (huyện Lắk) đã vượt khó, vươn lên làm giàu từ chăn nuôi.
Là HTX đầu tiên của huyện Thuận Châu (Sơn La) nuôi ong theo hướng liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị, HTX Ong Phổng Lái (xã Phổng Lái) đã áp dụng quy trình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, tạo ra sản phẩm sạch, mang lại thu nhập cao cho các thành viên.
Những năm gần đây, người dân xã Hồng Phong (Vũ Thư) thực hiện chuyên nghiệp hóa các công đoạn trồng dâu, nuôi tằm và linh hoạt đổi mới, tăng cường liên kết góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhờ thế, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ nghề truyền thống.
Ông Lê Văn Dũng ngụ ấp 3, xã An Phong, huyện Thanh Bình đã thành công trong việc nuôi cá chép giòn, thu nhập vài tỷ đồng mỗi năm.
Với những ưu điểm vượt trội như: chi phí đầu tư thấp, ít dịch bệnh, không tốn nhiều công chăm sóc, mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình ông Nguyễn Cao Sơn (tổ 7, phường Quyết Tiến, thành phố Lai Châu) đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo