Tìm kiếm: kinh-tế-vĩ-mô-ổn-định

Theo TS. Trần Hoàng Ngân, mặc dù tín dụng cho tam nông tăng trưởng tốt nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân khu vực nông thôn. Điều đó cho thấy, Nhà nước phải có cơ chế ưu đãi hơn nữa về vốn, hạ tầng để hệ thống ngân hàng có thể phát triển các chi nhánh đến vùng sâu, vùng xa.
“Ổn định vĩ mô của Việt Nam hiện nay là chưa bền vững, có dấu hiệu ổn định, nhưng nền tảng của nó bắt nguồn từ tổng cầu bị thu hẹp, trong khi đó cấu trúc nền kinh tế chưa được cải cách một cách mạnh mẽ thông qua chương trình tái cơ cấu, có nhưng chưa thực chất, chưa đi vào cốt lõi nền kinh tế như cải cách sâu và rộng hệ thống doanh nghiệp nhà nước, thu hẹp quy mô của họ, sắp xếp, nâng cao hiệu quả, chúng ta chưa có chính sách cụ thể nào...”.
Định hướng điều hành của Ngân hàng Nhà nước là từng bước kéo giảm lãi suất, cố gắng đến cuối năm 2013 đưa về 7%/năm (cho vay ngắn hạn) và 10%/năm (cho vay dài hạn).
“Chúng ta đã quen với việc tăng trưởng tín dụng ba bốn chục phần trăm, nên có cảm giác bị sốc, chủ trương trong những năm tới mỗi năm tín dụng ngân hàng sẽ chỉ tăng trong khoảng từ 10-15%. Không thể trở lại thời kỳ trước đây tăng trưởng tín dụng quá cao, sử dụng vốn không hiệu quả đã để lại biết bao hệ lụy cho nền kinh tế”, Thống đốc NHNN cho biết.
Bên cạnh việc kéo hạ lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp (DN), một loạt quyết định cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lần này cũng giúp hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) giải quyết được vấn đề dư thừa vốn.
Quỹ đầu tư VinaCapital vừa công bố chiến lược mới trong vòng 3 năm tới tại Việt Nam là đẩy mạnh thu mua tài sản dưới giá trị ở khối tư nhân, thực hiện các thương vụ M&A và thoái vốn hoàn toàn hoặc từng phần.
Trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đầy ưu tư khi biết sản xuất công nghiệp chỉ đạt được mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm qua, sản xuất nông nghiệp, vốn luôn được xem là thế mạnh, nhưng cũng chỉ tăng chậm...

End of content

Không có tin nào tiếp theo